Thành phố Hà Nội: Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh
15:32 - 10/07/2024
(KNTC) – Năm 2023, các cấp Hội đã chủ động xây dựng và triển khai Kế hoạch tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền theo Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị và Quyết định 6525-QĐ/TU ngày 25/9/2015 của Thành ủy Hà Nội.
Ảnh minh họa Nguồn Internet

 


Các cấp Hội đã tổ chức được 375 cuộc giám sát. Trong đó, Hội trực tiếp tổ chức giám sát được 20 cuộc và tham gia đoàn giám sát được 365 cuộc.


Hội Nông dân Thành phố chủ trì, phối hợp với UBMTTQ thành phố, Ban Dân vận Thành ủy tổ chức Đoàn giám sát việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhanh Hà Nội II và chi nhánh huyện Mê Linh.


Hội Nông dân thành phố chỉ đạo, hướng dẫn Hội Nông dân các huyện tổ chức đoàn giám sát và tích cực tham gia các đoàn giám sát khi được yêu cầu.


 Nội dung giám sát tập trung vào việc: Thực hiện Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam, thực hiện các quy ước, hương ước; chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về kinh tế xã hội; các chính sách hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh; giám sát việc quản lý và sử dụng các nguồn vốn, quỹ do Hội quản lý, công tác tuyên truyền và vận động hội viên, nông dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - vùng thủ đô Hà Nội đi qua, công tác bồi thường, hỗ trợ đối với gia đình hộ hội viên nông dân nằm trong vùng giải phóng mặt bằng thực hiện dự án.


Tiêu biểu như: Hội Nông dân huyện Gia Lâm thành lập Đoàn giám sát 02 cuộc về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phát triển kinh tế hộ gia đình, mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn; Hội Nông dân các huyện Ba Vì, Sơn Tây, Quốc Oai, Thanh Oai, Thanh Trì tổ chức đoàn giám sát việc thực hiện pháp luật trong kinh doanh, quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú ý trên địa bàn.


Các cấp Hội phối hợp với MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội cùng cấp tham mưu với Cấp ủy, chính quyền tổ chức 263 hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với hội viên, nông dân nhận được 757 ý kiến tại hội nghị; 136 hội nghị phản biện với 3.096 người tham gia, trực tiếp đóng góp 302 ý kiến và gửi 78 văn bản phản biện dự thảo báo cáo của UBND huyện về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, các văn bản dự thảo của cơ quan Đảng, nhà nước, địa phương có liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.


Trong đó, Hội Nông dân Thành phố trực tiếp tổ chức 02 hội nghị lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Luật đất đai và sửa đổi Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam. Các cấp Hội phát huy vai trò trách nhiệm tham gia giám sát, phản biện khi được các cơ quan Đảng, chính quyền địa phương yêu cầu theo tinh thần Quyết định 217, 218 ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị. Trong năm 2023, các cấp Hội đã bồi dưỡng, giới thiệu 195 hội viên ưu tú để các chi bộ Đảng xem xét, kết nạp.

 
Năm 2024, các cấp Hội tiếp tục vận động nông dân tích cực tham gia xây dựng nội quy, quy chế của địa phương; tham gia các hội nghị tiếp xúc cử tri; phối hợp tham mưu với Thành ủy tổ chức Hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với cán bộ, hội viên, nông dân Thủ đô; tham gia Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024; tích cực tham gia hưởng ứng các phong trào, các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc phát động; bồi dưỡng, giới thiệu cán bộ, hội viên ưu tú cho Đảng xem xét, kết nạp.




 

Vũ Nhàn
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp