Hội Nông dân huyện Mỹ Đức(Hà Nội): Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền
08:43 - 09/01/2024
(KNTC) - Tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh và khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, trong đó các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể nhân dân nói chung và Hội Nông dân nói riêng.
Hội ND các cấp không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra nhằm khắc phục bệnh quan liêu, hành chính hóa trong tổ chức Hội (Ảnh minh họa)




Trong những năm qua, các cấp Hội đã chủ động xây dựng và triển khai Kế hoạch tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị và Quyết định 6525-QĐ/TU ngày 25/9/2015 của Thành ủy Hà Nội ban hành “Quy định trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền tiếp thu góp ý của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trên địa bàn thành phố Hà Nội”; Quyết định số 2200-QĐ/TU ngày 25/5/2017 của Thành ủy về việc ban hành Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với MTTQ, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân trên địa bàn Thành phố.


Từ đó tham gia giám sát và phản biện xã hội đóng góp ý kiến cho cán bộ, đảng viên; tham gia giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; nắm bắt và phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng của hội viên, nông dân nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nông dân.


Mỹ Đức là huyện ở phía Tây Nam của Thủ đô cách trung tâm Thành phố 50km, có diện tích đất tự nhiên là 23.146,93 ha; trong đó diện tích đất nông nghiệp là 14.396,26ha; trong đó lao động nông nghiệp chiếm khoảng 70%. Hệ thống Hội gồm 22 cơ sở xã, thị trấn và 126 chi Hội nông dân theo mô hình thôn, 7 chi Hội theo mô hình chi Hội nghề nghiệp.


Thực hiện Quyết định 218-QĐ/TW, của Bộ Chính trị Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, các cấp Hội đã nêu cao trách nhiệm tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân và thực hiện dân chủ cơ sở; tham gia giám sát hoạt động của chính quyền các cấp theo quy định của pháp luật; phối hợp với các ngành tổ chức lấy ý kiến của cán bộ, hội viên nông dân tham gia xây dựng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.


Hội Nông dân huyện Mỹ Đức chủ trì, phối hợp tổ chức giám sát việc thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ về tích tụ, tập trung, dồn đổi đất nông nghiệp (từ năm 2015 - 2020) trên địa bàn huyện.


Hội ND huyện chỉ đạo các cấp Hội tổ chức cho cán bộ, hội viên, nông dân tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, thông qua các cuộc họp, hội nghị đã đóng góp hàng ngàn lượt ý kiến vào các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết, Quyết định của Cấp ủy, chính quyền địa phương; đặc biệt tham gia nghĩa vụ của cử tri đi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026; tham mưu cấp ủy tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác Hội và phong trào nông dân: Hội đào tạo, bồi dưỡng, giới thiệu hội viên ưu tú để Đảng xem xét, kết nạp, trong 5 năm đã kết nap được 181 đảng viên.


Thực hiện Quyết định 81/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Về việc phối hợp giữa các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp với Hội Nông dân Việt Nam trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân”; các cấp Hội tổ chức hoạt động có hiệu quả 22 mô hình điểm về “Hội Nông dân tham gia tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân gắn với thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và tham gia giám sát, phản biện xã hội”, với 2 Câu lạc bộ nông dân với pháp luật tại địa bàn xã Phù Lưu Tế, Thị trấn Đại Nghĩa; phối hợp với các cấp chính quyền, các ngành chức năng thông qua công tác tiếp công dân đã giải quyết 108 đơn, thư khiếu nại, kiến nghị, 54 vụ hòa giải những vấn đề bức  xúc ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nông dân.


Các cấp Hội đã tổ chức 42 hội nghị tuyên truyền, cung cấp thông tin về nội dung, quy mô thực hiện dự án; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của hội viên, nông dân để tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân đồng thuận ủng hộ. Đồng thời, phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội nghị tập huấn về công tác tuyên truyền chính sách của Nhà nước về bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư, kỹ năng tuyên truyền vận động trong giải phóng mặt bằng.

 
Thời gian tới, các cấp Hội tập trung thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045’’; làm tốt công tác tham mưu, đề xuất tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của tổ chức Hội Nông dân các cấp. Vận động, hướng dẫn hội viên, nông dân thực hiện các qui định về giám sát và phản biện xã hội, về góp ý xây dựng Đảng, chính quyền; Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng nâng cao phẩm chất chính trị đối với cán bộ, hội viên ưu tú để giới thiệu cho Đảng xem xét kết nạp. Chú trọng bồi dưỡng, đào tạo cán bộ trẻ của Hội có trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức để bổ sung vào nguồn cán bộ của Đảng và chính quyền các cấp; xây dựng thành lập và duy trì các hoạt động tại các mô hình điểm “Hội Nông dân tham gia tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân gắn với thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và tham gia giám sát, phản biện xã hội” ở các xã.



 

Nam Thái
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp