|
Hội Nông dân Huyện Hóc Môn tuyên truyền hội viên sản xuất rau sạch theo quy trình VietGAP Ảnh: Báo Công Thương |
Sự nỗ lực và kết quả thực hiện của các cấp Hội, đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm và nghĩa vụ của cán bộ, hội viên, nông dân trong việc thực hiện qui định pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn; tham gia đấu tranh với các trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm, góp phần hạn chế mất an toàn thực phẩm trên địa bàn nông thôn.
Các cấp Hội tích cực, chủ động triển khai, quán triệt và thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm giai đoạn 2011- 2015. Sự nỗ lực và kết quả thực hiện của các cấp Hội, đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm và nghĩa vụ của cán bộ, hội viên, nông dân trong việc thực hiện qui định pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn; tham gia đấu tranh với các trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm, góp phần hạn chế mất an toàn thực phẩm trên địa bàn nông thôn.
Các tỉnh, thành Hội đã tổ chức triển khai, thực hiện chỉ thị với nhiều hoạt động thiết thực phù hợp với từng điều kiện, đặc thù từng vùng miền trong tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân về vốn, vật tư, chuyển giao khoa học công nghệ sinh học an toàn trong sản xuất nông nghiệp; các qui định sử dụng, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và thức ăn chăn nuôi để có sản phẩm nông nghiệp an toàn; các qui định về chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm an toàn; phòng chống ngộ độc thực phẩm….nhiều mô hình trồng rau, chăn nuôi an toàn, theo tiêu chuẩn VietGAP được triển khai.
Được sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, nội dung tuyên truyền, vận động nông dân có trọng tâm, trọng điểm, phổ biến kịp thời những kiến thức, pháp luật, qui định mới cho nông dân như: Luật An toàn thực; Chỉ thị số 34-CT/TTg của Thủ tướng về tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc trong tình hình mới; Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm; Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 178/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm; Thông tư số 45 và 51 của Bộ Nông nghiệp - PTNT về giám sát tồn dư chất cấm trong nước tiểu lợn và Thanh tra, sử lý vi phạm; Qui định số 367 - BVTV/QĐ của Bộ nông nghiệp về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật….Phối hợp với Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đi kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Lâm Đồng….
TƯ Hội phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương giám sát thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp tại các tỉnh. Các tỉnh, thành Hội phối hợp với Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh tổ chức kiểm tra chất lượng thực phẩm của các hộ nông dân sản xuất bún, sản xuất đậu phụ, sản xuất giò, chả, nấu rượu. Kết quả kiểm định chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm do nông dân sản xuất được sử dụng làm tư liệu trong công tác truyền thông - giáo dục nông dân thực hành sản xuất thực phẩm vệ sinh an toàn, nhằm mục tiêu hỗ trợ nông dân làng nghề sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm đăng ký thương hiệu của hàng hóa; kiểm tra các cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh chất lượng thực phẩm, góp phần quản lý chặt chẽ hơn trong việc bảo quản thực phẩm ở nông thôn, nơi có nhiều thực phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc.
Các cấp Hội cũng chủ động đề xuất với cấp uỷ, chính quyền các biện pháp kiểm tra nhằm bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất và trong tiêu dùng thực phẩm; vận động chủ doanh nghiệp, đặc biệt là chủ hộ gia đình hội viên, nông dân, các tổ chức và cá nhân đóng trên địa bàn giữ vững cam kết và tự giác thực hành đảm bảo chất lượng thực phẩm, đồng thời khuyến khích hội viên, nông dân phát hiện và kiên quyết đấu tranh với các hành vi vi phạm Luật An toàn thực phẩm; xây dựng mô hình cộng đồng tự giám sát an toàn thực phẩm đối với cơ sở chăn nuôi, trồng trọt, chế biến thực phẩm nhỏ, lẻ….
Các cấp Hội phối hợp cùng các ngành chức năng tham gia kiểm tra, giám sát được hàng vạn cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm đặc biệt là kinh doanh dịch vụ ăn uống qua đó phát hiện được hàng ngàn cơ sở vi phạm luật an toàn thực phẩm và đã xử lý kịp thời. Đồng thời tổ chức tuyên truyền 89.911 cuộc cho 3.341.821 cán bộ, hội viên nông dân về chủ trương Đảng, các qui định an toàn thực phẩm và các văn bản qui định sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, phụ gia trong sản xuất chế biến, bảo quản thực phẩm an toàn; Tổ chức hội thi dưới hình thức sân khấu hóa với chủ đề “ Nông dân với vệ sinh an toàn thực phẩm - rau an toàn“
; triển khai cuộc vận động “ Vì môi trường trong sạch, vì sức khỏe cộng đồng nông dân sản xuất, chế biến, tiêu dùng và bán ra thị trường các sản phẩm nông nghiệp an toàn”.
Tuy nhiên, thời gian qua việc phối hợp liên ngành trong công tác giám sát, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh về an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế; việc đấu tranh với các trường hợp vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm chưa quyết liệt.
Thời gian tới cần xây dựng lực lượng thanh tra đủ mạnh có năng lực, phẩm chất, nghiệp vụ chuyên môn, để sớm phát hiện những thực phẩm không an toàn, tiến hành thu hồi, xử lý nghiêm, kịp thời để người dân được sử dụng những thực phẩm đảm bảo an toàn. Tăng cường sự quản lý, kiểm soát của chính quyền và các ngành chức năng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nâng cao hiệu quả hoạt động của ủy ban nhân dân xã, phường; có biện pháp xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng; khuyến khích các hộ nông dân thực hiện tốt việc sản xuất, chế biến và sử dụng các thực phẩm an toàn. Đẩy mạnh công tác kiểm soát thực phẩm an toàn trong nước và hàng nhập khẩu.