Tây Ninh: Cùng các ngành giải quyết 886 vụ khiếu kiện
15:39 - 10/12/2015
(KNTC)- Trong năm, các cấp Hội đã tiến hành kiểm tra 1.064 cuộc, bao gồm kiểm tra việc sử dụng vốn vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Chính sách Xã hội, kiểm tra hoạt động Quỹ hỗ trợ nông dân và nguồn vốn 120, quỹ Hội, kiểm tra việc thực hiện chương trình công tác Hội năm 2015. 
Nông dân tham gia góp ý xây dựng chính quyền ảnh: minh họa


Trong đó Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tiến hành kiểm tra 29 cuộc tại Hội Nông dân 9 huyện huyện, thành phố và 27 cơ sở Hội. Qua kiểm tra, đã kịp thời chấn chỉnh những sai sót về quản lý hồ sơ sổ sách, việc cập nhật chứng từ ở một số cơ sở và huyện, thành phố. Ngoài ra, Hội các cấp kiểm tra việc vay vốn Quỹ hỗ trợ nông dân của 2.613 hộ vay vốn. Qua kiểm tra đa số các hộ dân đều sử dụng vốn đúng mục đích, trả lãi đúng thời gian quy định.
 


Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng kế hoạch thực hiện việc thực hiện Quyết định số 81 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời chỉ đạo các cấp Hội trong toàn tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện.


 
Song song công tác tuyên truyền, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định số 81 của tỉnh trên cơ sở củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 26. Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện, thành phố đã tham mưu thành lập 9/9 Ban Chỉ đạo, ban hành quy chế hoạt động…
 


Ngoài ra, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo 9/9 Hội Nông dân các huyện, thành phố tiến hành mở các lớp tập huấn về kỹ năng tổ chức và điều hành Câu lạc bộ nông dân với pháp luật và một số kiến thức pháp luật, trong năm đã mở được 09 lớp có khoảng 360 học viên tham dự.


 
Bên cạch đó, các cấp Hội phối hợp các ngành chức năng và UBND các cấp, giải quyết  đơn thư tố cáo về tranh chấp đất đai, được đông đảo bà con nông dân đồng tình. Tham gia cùng các ngành giải quyết 886 vụ khiếu kiện, trong đó đã giải quyết thành 554 vụ, chuyển cơ quan chức năng xem xét, giải quyết 332 vụ. Nội dung khiếu kiện, chủ yếu là các tranh chấp liên quan đến đất đai, hôn nhân gia đình…


 
Công tác phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý được tổ chức thường xuyên và đa dạng dưới nhiều hình thức như tuyên truyền miệng, thông qua công tác hoà giải ở cơ sở, trên các phương tiện thông tin đại chúng, biểu ngữ, băng rôn, lồng ghép nội dung tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt định kỳ của hội, các buổi sinh hoạt chi, tổ Hội, thông qua các buổi họp khu dân cư, tổ tự quản và hoạt động của các câu lạc bộ nông dân.


 
Trong năm, các cấp Hội tổ chức  phối hợp với các ngành liên quan tham gia trợ giúp pháp lý được 587 cuộc với 4.041 lượt người dự; phổ biến giáo dục pháp luật 26.440 cuộc, có 879.803 người dự, với các nội dung về tuyên truyền pháp luật như: Luật khiếu nại tố cáo, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật hôn nhân và gia đình, Luật nghĩa vụ quân sự, Luật an toàn giao thông…


 
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy về thực hiện các Quy chế, Quy định và căn cứ vào tình hình thực tiễn của tỉnh, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng kế hoạch phối hợp tổ chức giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý, kinh doanh phân bón trên địa bàn huyện Tân Biên.


 
Kết quả, qua giám sát, nhìn chung UBND huyện Tân Biên đã tổ chức tốt việc quản lý Nhà nước về kinh doanh phân bón trên địa bàn huyện: Ủy ban nhân dân huyện có phân công cụ thể các cơ quan tham mưu, giúp việc trong việc quản lý nhà nước về kinh doanh phân bón trên địa bàn huyện; thường xuyên chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn huyện tổ chức hướng dẫn sử dụng phân bón có hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường; tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về chất lượng phân bón cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trên địa bàn huyện.


 
Đồng thời, phối hợp tốt với các ngành chức năng, như: Đội Quản lý thị trường, Thanh tra Sở Nông nghiệp tổ chức nhiều đợt kiểm tra nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về kinh doanh phân bón kém chất lượng, ngoài danh mục lưu hành, không rõ nguồn gốc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.


 
Cùng với việc triển khai các hoạt động giám sát, Ban Thường vụ Hội Nông dân các cấp đã tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền với nhiều hình thức như góp ý trực tiếp tại các buổi tọa đàm, tiếp xúc cử tri, đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo cấp ủy đảng, chính quyền với nhân dân; đã tổ chức 210 cuộc 1.391 lượt đại biểu tham gia, có hơn 257 ý kiến góp ý vào dự thảo văn kiện Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020, các dự thảo luật như: Bộ Luật hình sự (sửa đổi), Luật dân sự (Sửa đổi); Luật tín ngưỡng, tôn giáo...


 
Qua đó đã góp phần nâng cao ý thức pháp luật của hội viên, nông dân, giảm tình trạng khiếu kiện kéo dài, nhân dân được tham gia đóng góp ý kiến xây dựng đảng, chính quyền nhà nước.

Mỹ Uyên
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp