Thông tư quy định về Quy trình giải quyết khiếu nại hành chính
15:04 - 25/03/2014
Căn cứ Luật khiếu nại năm 2011, Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại, ngày 31/10/2013, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông tư số 07/2013/TT-TTCP quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính .

Thông tư  số 07/2013/TT-TTCP gồm 3 chương, 25 Điều quy định cụ thể về quy trình giải quyết khiếu nại hành chính. Phm vi điều chỉnh của Thông tư bao gồm quy định việc thụ lý, xác minh, kết luận nội dung khiếu nại, ban hành, gửi, công khai quyết định giải quyết khiếu nại đi với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước và đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức (Điều 1). Cụ thể quy định về:

Thứ nhất: trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính

 Thụ lý giải quyết khiếu nại (Điều 10): trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền giải quyết thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc ln hai phải thụ lý giải quyết. Sau khi thụ lý khiếu nại người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại (Điều 11).

Đối với khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải trực tiếp kiểm tra lại hoặc phân công người có trách nhiệm kiểm tra lại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại.Sau khi kiểm tra lại, nếu thấy khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính là đúng thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay.

 Đối với khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, nếu xét thấy nội dung khiếu nại đã rõ thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại yêu cầu Hội đồng kỷ luật cán bộ, công chức xem xét để đề nghị người có thẩm quyền giải quyết.

Thực hiện việc xác minh nội dung khiếu nại (Điều 7): Sauk hi thụ lý giải quyết khiếu nại, Người giải quyết khiếu nại có thể tự mình xác minh hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của mình tiến hành xác minh nội dung khiếu nại.

Người giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh thực hiện việc công bố quyết định xác minh nội dung khiếu nại (Điều 9).

Trong trường hợp thành lập Tổ xác minh thì Tổ trưởng Tổ xác minh có trách nhiệm lập kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại, trình người ra quyết định thành lập Tổ xác minh phê duyệt và tổ chức thực hiện. Kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại được quy định cụ thể tại Điều 8 của Thông tư.

Người giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại có quyền làm việc trực tiếp và yêu cầu người bị khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung bị khiếu nại, giải trình về quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại (Điều 11) hoặc người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng có liên quan đến nhân thân, nội dung khiếu nại (Điều 10).

 Người giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại (Điều 12). Khi tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng trực tiếp từ các đối tượng được yêu cầu thì  người giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh phải lập Giấy biên nhận; Các thông tin, tài liệu, bằng chứng thu thập trong quá trình giải quyết khiếu nại phải được sử dụng đúng quy định, quản lý chặt chẽ; chỉ cung cấp hoặc công bố khi người có thẩm quyền cho phép (Điều 13).

Trong quá trình xác minh, khi cần thiết người giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh có quyền tiến hành xác minh thực tế (điều 14), yêu cầu trưng cầu giám định (điều 15).

Trong quá trình giải quyết khiếu nại, khi thấy cần thiết, người giải quyết khiếu nại có quyền tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trước khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại có thể thành lập Hội đồng tư vấn, mời những người am hiểu chuyên môn về lĩnh vực liên quan đến nội dung khiếu nại, đại diện tổ chức chính trị - xã hội, xã hội – nghề nghiệp tham gia Hội đồng tư vấn (Điều 20).

Tổ chức đối thoi trong trường hợp:  Trong quá trình giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, người giải quyết khiếu nại lần đầu tổ chức đối thoại nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh tổ chức đối thoại.

Trong quá trình giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, người giải quyết khiếu nại lần đầu, lần hai phải tổ chức đối thoại. Thành phần tham gia đối thoại, nội dung đối thoại và việc lập biên bản đối thoại đã được quy định cụ thể tại Điều 21 của Thông tư.

Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại: Người có trách nhiệm xác minh hoặc Tổ trưởng Tổ xác minh phải báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại bng văn bản với người giải quyết khiếu nại hoặc người ban hành quyết định thành lập Tổ xác minh. Báo cáo kết quả xác minh của Tổ xác minh phải được các thành viên trong Tổ xác minh thảo luận, đóng góp ý kiến (Điều 18).

 Quy định trường hợp tạm đình chỉ:  việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại  nếu xét thấy việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc, thì người giải quyết khiếu nại ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại (Điều 17).

Đình chỉ việc giải quyết khiếu nại:  trong trường hợp người khiếu nại rút khiếu nại (Điều 19).

Thứ hai: Công khai Quyết định giải quyết khiếu nại, lập và quản lý hồ sơ giải quyết khiếu nại

Ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại: Căn cứ quy định của pháp luật, kết quả xác minh nội dung khiếu nại, kết quả đối thoại (nếu có), người giải quyết khiếu nại ban hành quyết định giải quyết khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính lần đầu thực hiện theo quy định tại Điều 31 của Luật khiếu nại; quyết định giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định tại Điều 40 của Luật khiếu nại.

Công khai Quyết định giải quyết khiếu nại: Quyết định giải quyết khiếu nại phải được công khai trong thời hạn 15 ngày kể từ khi có quyết định giải quyết khiếu nại. Việc công khai được thực hiện theo một trong các hình thức: Công bố tại cuộc họp; niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết khiếu nại; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng (Điều 22).

Bên cạnh đó, Thông tư còn xây dựng hệ thống mẫu (16 biểu mẫu kèm theo) các văn bản sử dụng trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính như: Thông báo về việc thụ lý giải quyết khiếu nại; Thông báo về việc không thụ lý giải quyết khiếu nại; Quyết định về việc giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại; Quyết định về việc xác minh nội dung khiếu nại; Biên bản làm việc; Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại; Biên bản đối thoại; Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai… Đặc biệt, thông tư đã quy định cụ thể thành một điều riêng về lập, quản lý hồ sơ giải quyết khiếu nại (Điều 23).

Thông tư 07/2013/TT-TTCP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 12 năm 2013./. 
                                                                            Phương Linh

                                                                                                  

Thêm bình luận :
Họ và tên
Email
Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp