Bạc Liêu: trợ giúp pháp lý cho 8.125 lượt hội viên, nông dân
16:52 - 28/07/2016
KNTC)- Trợ giúp pháp lý là một trong những nội dung các cấp Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu phối hợp với ngành Tư pháp thực hiện hiệu quả, trong 3 năm (2013-2016) các cấp Hội đã tổ chức được 345 cuộc trợ giúp pháp lý tại 63 xã, phường, thị trấn cho 8.125 lượt hội viên, nông dân.

(ảnh minh họa)
Gắn trợ giúp pháp lý với hoạt động tuyên truyền, vận động nông dân, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở đã quan tâm và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các cấp Hội để tiến hành xác minh, làm rõ những vụ khiếu nại, tố cáo có liên quan đến nông dân và những vụ tranh chấp đất đai trong nội bộ nông dân có tính chất bức xúc, phức tạp; những vụ việc khiếu nại tồn đọng, kéo dài. Hội Nông dân phối hợp cùng chính quyền các cấp bàn biện pháp để chính quyền công khai cho dân biết các vấn đề có liên quan tại địa phương như: Các khoản đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương; dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm; các vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội…Qua đó, Hội Nông dân các cấp đã tham gia tích cực vào quá trình giải quyết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nông dân, tạo niềm tin và sự đồng tình hưởng ứng của người dân, góp phần cùng các cơ quan hành chính Nhà nước giải quyết ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội tại địa phương.
Các cấp Hội đã áp dụng nhiều hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên nông dân thông qua các cuộc hội nghị, tập huấn, hội thảo, các buổi nói chuyện chuyên đề, thông qua các buổi sinh hoạt chi, tổ Hội, sinh hoạt “Câu lạc bộ Nông dân với pháp luật”, phát hành tờ rơi, phối hợp đưa tin trên trạm truyền thanh địa phương, thông qua các cuộc hòa giải, tổ chức Hội thi nông dân tìm hiểu pháp luật, đưa tin trên Bản tin Hội Nông dân… Nội dung tuyên truyền tập trung vào những vấn đề bức xúc có liên quan đến pháp luật. Các văn bản pháp luật thường được biên soạn dưới dạng hình thức sổ tay hỏi -đáp, sổ tay phổ biến pháp luật, phương pháp xử lý tình huống, tiếp cận nông dân để nắm thông tin…
Hội Nông dân  tỉnh đã phát hành 10.000 cuốn sổ tay pháp luật, 35.000 tờ bướm phục vụ các hoạt động tuyên truyền về pháp luật, cung cấp 28.000 tờ bướm, tờ gấp, tài liệu cho cán bộ, hội viên nông dân để phục vụ cho công tác tuyên truyền, tập huấn về những nội dung cơ bản của pháp luật khiếu nại, tố cáo như: Phân tích làm rõ quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo; phân tích, giải thích thế nào là khiếu nại hành chính, thế nào là tranh chấp đất đai; thời hạn, thời hiệu khiếu nại; thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính và việc tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật… Qua đó giúp cho cán bộ, hội viên, nông dân dễ đọc, dễ hiểu và vận dụng đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Triển khai Kế hoạch phối hợp giữa Hội Nông dân với các ngành chức năng có liên quan, các cấp Hội trong toàn tỉnh đã tích cực tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật đến hội viên, nông dân. Chủ động tham mưu thành lập được 29 “Câu lạc bộ Nông dân với pháp luật có 365 thành viên tham gia. Hiện nay, mỗi Câu lạc bộ đều được trang bị 01 tủ sách pháp luật với nhiều đầu sách pháp luật đáp ứng một phần nhu cầu tìm hiểu pháp luật của hội viên, nông dân.
Từ năm 2013, thực hiện Kế hoạch của Trung ương Hội, của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội tổ chức tuyên truyền “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, chủ yếu sử dụng hình thức hội nghị tuyên truyền, cụ thể đã tổ chức được 391 cuộc hội nghị với 12.671 lượt cán bộ, hội viên nông dân tham dự. Bên cạnh đó các cấp Hội phát động cán bộ, hội viên, nông dân tham gia cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Tạo nên một đợt sinh hoạt pháp luật có ý nghĩa rất lớn cho công tác tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ, hội viên nông dân nâng cao ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, góp phần tạo chuyển biến mới trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao hơn nữa hiệu quả thực thi pháp luật trong nông dân.
Đến nay, toàn hệ thống Hội trong tỉnh đã có  96 cán bộ là báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp phụ trách công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho hội viên, nông dân và đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh, xây dựng được 546 tuyên truyền viên cấp cơ sở và 18.239 hội viên nòng cốt tuyên truyền, phổ biến, giáo dục  pháp luật đến 47.071 hộ dân
Công tác trợ giúp pháp lý tư vấn pháp luật giúp hội viên, nông dân hiểu và nắm rõ quyền, nghĩa vụ của mình trong các vụ việc cụ thể đồng thời gắn với tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động thực hiện tốt quy chế dân chủ góp phần làm chuyển biến, nâng cao nhận thức pháp luật cho nông dân, giảm thiểu các trường hợp nông dân vi phạm pháp luật do không hiểu biết từ đó tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn ngày càng ổn định, bền vững.
                          
Thanh Bình
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp