Sóc Trăng: Giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân với tuyên truyền, tư vấn pháp luật
16:04 - 15/08/2013
Thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 26/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc “Tạo điều kiện để Hội Nông dân các cấp tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân”. Hội Nông dân tỉnh chủ động phối hợp liên tịch với các ngành như: Thanh tra, Tư pháp, Tài nguyên - Môi trường… đặc biệt là Thanh tra trong việc phối hợp giải quyết khiếu nại tố cáo của nông dân.

5 năm qua Hội đã phối hợp tổ chức tiếp 17.419 lượt nông dân và đối thoại trực tiếp với nông dân để nghe nông dân trình bày tâm tư nguyện vọng, tiếp nhận gần 12.756 vụ khiếu nại, tố cáo, đồng thời tư vấn giúp cho hội viên, nông dân nhận thức đầy đủ hơn quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo góp phần quan trọng giảm khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện đông người. Hội tham gia giải quyết và đã khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp cho nông dân tương đương 13 tỷ 205 triệu đồng, 74.300 tấn lúa, 40 ha đất ruộng, 5.027 m2 đất thổ cư, 572 hộ nghèo được hưởng chính sách hỗ trợ hơn 5 tỷ đồng và nhiều chính sách khác...

 

Qua công tác tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân, gắn với tuyên truyền, tư vấn  pháp luật đã có nhiều cơ sở tiêu biểu như: xã Vĩnh Biên, huyện Ngã Năm; xã Đại Hải, huyện Kế Sách…

 

Cùng với việc tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân. Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng xác định công tác hòa giải ở cơ sở, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, từ đó chủ động phối hợp xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện tốt Quyết định 554/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2009 - 2012” và Tiểu đề án 3 về “Huy động sự tham gia của nông dân trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật”, Chỉ thị số 02/2010/CT-UBND, ngày 29/12/2010 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc “Tăng cường hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng”...,

 

Hội Nông dân các cấp trong tỉnh phối hợp xây dựng các tổ hòa giải ở ấp, khóm và khu dân cư; kết quả nhiệm kỳ qua thành lập 352 tổ, nâng tổng số lên 752/755 ấp, khóm, khu dân cư, đạt 99,60%; trong đó đáng chú ý có 578 Chi hội trưởng nông dân là tổ trưởng tổ hòa giải, chiếm 76,55%.

 

Trên cơ sở đó Hội đã tham gia làm tốt công tác hòa giải tại cơ sở đạt hiệu quả ngày càng cao, trong nhiệm kỳ nhận 10.024 đơn, hòa giải thành 9.096 đơn, chiếm 90,74%, góp phần làm giảm dần đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp, giảm gánh nặng cho cơ quan pháp luật, xây dựng lòng tin tình làng nghĩa xóm và tiết kiệm được thời gian, tiền của trong nông dân.

 

Song song với công tác hòa giải, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh còn tổ chức mở 223 lớp tập huấn kiến thức pháp luật cho cán bộ, hội viên và nông dân, với 11.097 lượt người dự. Tham gia tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho hội viên, nông dân được 74.075 cuộc với 875.650 lượt người. Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý 1.446 cuộc cho trên 22.300 lượt người nghe.

 

Thực hiện tinh thần Chỉ thị 26/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo phối hợp với Cấp ủy - Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 26 tại 52/108 cơ sở; từ đó tập trung chỉ đạo xây dựng mô hình Câu Lạc bộ “Nông dân với pháp luật” (CLB) và lồng ghép phòng chống tội phạm, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, an toàn giao thông.

 

Qua 5 năm triển khai xây dựng và nhân ra diện rộng được 52 câu lạc bộ (tăng 42 CLB) so đầu nhiệm kỳ, với 1.495 thành viên (tăng 1.195 thành viên), xây dựng 107 tủ sách pháp luật. Cấp Sổ tay Pháp luật cho nông dân được 22.182 quyển, cung cấp 139.056 tờ rơi pháp luật các loại. Xây dựng được 750/755 điểm đọc báo tại chi Hội; đồng thời hàng năm còn chỉ đạo tổ chức tốt "Hội thi nông dân tìm hiểu pháp luật"  ở 02 cấp, huyện và tỉnh, có hơn 3.000 thành viên tham gia, thu hút trên 10 ngàn lượt người dự.

 

Riêng năm 2009 phối hợp với Ban An toàn Giao thông tỉnh tổ chức Hội thi "Nông dân với an toàn giao thông", ở 03 cấp, có trên 1.750 thành viên tham gia và thu hút gần 10 ngàn hội viên, nông dân dự, cổ vũ; hội thi đã trở thành hoạt động truyền thống, thường xuyên hàng năm. Qua Hội thi đã tạo ra không khí vui tươi phấn khởi, giao lưu học tập kinh nghiệm, góp phần nâng cao kiến thức pháp luật cho hội viên, nông dân, nhất là nâng cao kỹ năng tuyên truyền viên phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn. Trong xây dựng mô hình CLB Nông dân với pháp luật và làm tốt hòa giải tại cơ sở, như: Hội Nông dân xã Châu Hưng,; xã Vĩnh Lợi, huyện Thạnh Trị;    Long Đức, huyện Long Phú…

 

Ban thường vụ Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng xác định công tác kiểm tra, giám sát là nhiệm vụ thường xuyên của tổ chức Hội. Bởi công tác kiểm tra có vai trò rất quan trọng trong công tác xây dựng tổ chức Hội vững mạnh và hoạt động của các phong trào nông dân. Đồng thời gắn công tác kiểm tra với việc triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 26/2001/CT-Tg của Thủ tướng Chính phủ về việc “Tạo điều kiện để Hội Nông dân các cấp tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân” là điều kiện, là tiền đề thuận lợi để Hội Nông dân các cấp phát huy vai trò nòng cốt trong tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân, góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn Sóc Trăng.

 

Liên Hương

Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp