Vai trò của Ban Chỉ đạo 26 trong nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nông dân
09:50 - 24/04/2013
Thời gian qua, Ban chỉ đạo thực hiện chỉ thị 26 ở các địa phương trong cả nước đã hướng về cơ sở nắm bắt tâm tư nguyện vọng của cán bộ, hội viên nông dân. Triển khai thực hiện tốt các nội dung Chỉ thị 26 của Thủ tướng Chính phủ, như: Tập huấn, tư vấn kiến thức pháp luật, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của địa phương.

Thời gian qua, các ngành thành viên Ban chỉ đạo thực hiện chỉ thị 26 các cấp phối hợp tổ chức được trên 13,5 nghìn buổi tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho gần 440 nghìn lượt hội viên. Duy trì và xây dựng các điểm chỉ đạo tại các cơ sở, thôn, bản có tình hình khiếu nại, tố cáo phức tạp; thực hiện tốt chế độ tiếp dân, giải quyết trên 1,8 nghìn đơn thư khiếu nại, tố cáo, kịp thời hoà giải và giải quyết mâu thuẫn tại cơ sở. Triển khai thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở làm cho hội viên, nông dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước từ đó hạn chế đơn thư kéo dài và vượt cấp, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, tạo điều kiện phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trên địa bàn.

 

Các cấp Hội trong tỉnh Thái Nguyên đã đạt được một số kết quả tiêu biểu tập trung vào các hoạt động như: Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục, tư vấn pháp luật cho nông dân, công tác hòa giải trước, trong và sau khiếu kiện, tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo của nông dân, xây dựng hệ thống câu lạc bộ "Nông dân với pháp luật".

 

Các hoạt động được tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú thông qua Trung tâm học tập cộng đồng, sinh hoạt CLB "Nông dân với pháp luật",…đã thu hút được đông đảo hội viên nông dân tham gia. Đến nay đã tổ chức được 12 cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa, tổ chức được 18.600 cuộc tuyên truyền giáo dục pháp luật, 12.149 buổi tư vấn pháp lý cho 515.312 lượt hội viên nông dân, phát hành 20.500 cuốn bản tin nông dân, 600 cuốn sổ tay phổ biến giáo dục pháp luật, 1500 tờ gấp, 90 băng tuyên truyền về pháp luật có nội dung liên quan đến khiếu nại tố cáo. Ngoài ra Hội đã thành lập được 560 tổ hòa giải với 2.326 hòa giải viên ở cơ sở, hòa giải thành công 2.113 vụ việc trong tổng số 2.236 vụ tranh chấp ở nông thôn.

 

Trong 10 năm qua, các cấp Hội cũng đã trực tiếp tham gia tiếp dân với 1.673 buổi, tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo 338 đơn thư của nông dân. Dưới sự hỗ trợ của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, HND tỉnh đã tổ chức thành lập được 36 CLB "Nông dân với pháp luật" trên địa bàn toàn tỉnh với 115 thành viên tham gia hoạt động có hiệu quả và có tính lan tỏa cao.

 

Ngoài việc thực hiện công tác tuyên truyền, phối hợp giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, Hội ND tỉnh Ninh Bình còn tập trung vào việc xây dựng mô hình điểm thực hiện chỉ thị 26. Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Hội Nông dân huyện Hoa Lư, xã Ninh Xuân tiến hành khảo sát mức độ nhận thức và tình hình chấp hành pháp luật của nông dân tại địa phương.

 

Hoạt động được triển khai đầu tiên là việc tổ chức lớp tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải cho cán bộ chính quyền và Hội nông dân xã, đội ngũ cộng tác viên của các thôn, xóm. Các học viên đã được nghe báo cáo viên pháp luật của tỉnh trao đổi những vấn đềbản về Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, kỹ năng hòa giải tạisở. Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo Hội Nông dân xã tổ chức 6 lớp tập huấn pháp luật cho hội viên nông dân ở các chi hội với nội dung là phổ biến những luật liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 

 

Hội Nông dân tỉnh Hậu Giang lại tập trung vào công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thực pháp luật cho cán bộ, hội viên, nông dân. Hàng tháng Hội phát hành bản tin Nông dân Hậu Giang đến tận chi, tổ hội cơ sở. Đây là tài liệu sinh hoạt, tuyên truyền các chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước, tình hình hoạt động hội. Năm 2012, có 117.6550 lượt cán bộ, hội viên được tuyên truyền pháp luật; tập huấn nghiệp vụ công tác hội cho 1.960 cán bộ hội cơ sở, chi, tổ hội tham gia.

 

Ngoài ra, Hội còn phối hợp với Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban An toàn giao thông, Sở Tư pháp tổ chức tập huấn pháp luật cho 1.130 lượt cán bộ cơ sở. Hội các cấp tham gia hòa giải thành 2.710/2.955 vụ (đạt tỷ lệ 91,7%). Tỉnh và các huyện, thị, thành hội cử cán bộ tham gia đoàn công tác liên ngành giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân, qua đó góp phần với các ngành chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên nông dân.

 

Việc tổ chức thực hiện Chỉ thị 26 của Thủ tướng chính phủ ở mỗi địa phương đều có những hoạt động phong phú, đa dạng nhằm góp phần hạn chế tình trạng khiếu kiện ở nông thôn hiện nay.

 

Thiên Hương

Thêm bình luận :
Họ và tên
Email
Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp