|
Hoạt động giám sát kịp thời biểu dương những mặt tốt, động viên hướng dẫn các đơn vị giám sát chấn chỉnh những mặt hạn chế, thiếu sót, đồng thời đề xuất, kiến nghị các ngành chức năng sửa đổi, bổ sung một số nội dung về thực hiện chính sách, chế độ phù hợp (Ảnh minh họa) |
Qua các hoạt động chính trên đã giúp Hội ND tỉnh ghi nhận được nhiều phản ánh, kiến nghị, đề xuất về chủ trương, chính sách pháp luật liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Trong đó hội viên, nông dân còn nhiều băn khoăn, bức xúc trước những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh như: Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, công tác kiểm tra xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng; thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, hỗ trợ nông dân sản xuất, tiêu thụ nông sản. Đề nghị các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, có chế tài xử phạt đối với những tổ chức, các nhân, tổ chức sản xuất, phân phối tiêu thụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Đối với sản xuất vụ Đông- Xuân năm 2017, qua khảo sát của Hội ND tỉnh và huyện có 260 ý kiến cho rằng tâm trạng nông dân rất phấn khởi vì được mùa, được giá. 201 ý kiến cho rằng tâm trạng của nông dân chưa phấn khởi vì thời tiết nắng nóng và mua diễn ra thất thường, đặc biệt là tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây trồng.
Một số hộ sản xuất không có lãi, việc thu hoạch lúa đồng loạt dễ bị các thương lái ép giá. Vì vậy bà con nông dân mong muốn nhà nước kiểm soát giá mua để nông dân không bị thiệt thòi bởi hiện nay có tình trạng khi có doanh nghiệp đến ký hợp đồng thì có “cò” đến mua giá cao hơn những số lượng ít gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện hợp đồng của một số công ty. Đề nghị các doanh nghiệp nhà nước trực tiếp thu mua lúa như Công ty Kitoku để tránh bị tư thương ép giá.
Việc tích tụ ruộng đất là định hướng đúng đắn của Đảng và nhà nước, tuy nhiên, quá trình triển khai còn nhiều bất cập giữa doanh nghiệp và nông dân. Vì vậy, các ngành chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để bà con nông dân hiểu rõ lợi ích tham gia các mô hình cánh đồng lớn; có chế tài xử lý đối với doanh nghiệp không cam kết thực hiện đúng hợp đồng với nông dân.
Tại các điểm sạt lở khu vực hai bên bờ sông Hậu ở thị xã Tân Châu, khu vực sông Vàm Nao xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới và huyện An Phú và mua giông, lốc xoáy gây thiệt hại lớn đến tài sản, hảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của các hộ nông dân.
Chính quyền địa phương đã kịp thời hỗ trợ, vận động các hộ bị ảnh hưởng di dời nhà và tài sản lên cụm tuyến dân cư mới an toàn và hỗ trợ kinh phí sửa chữa nhà cho các hộ dân.
Thực hiện quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị, Hội ND tỉnh phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh xây dựng kế hoạch giám sát và phản biện xã hội, trong đó tập trung giám sát việc tiêu thụ và sử dụng phân bón, vật tư nông nghiệp và ký kết, tiêu thụ lúa theo hợp đồng. Năm 2017, có trên 23.500 ha lúa trên địa bàn được các doanh nghiệp kí kết thu mua; 11 hộ dân tại địa phương kí kết hợp đồng với HTX có diện tích 622 công tương đương 500 tấn lúa DS1.
Bên cạnh đó, Hội ND tỉnh còn tham gia giám sát việc thực hiện hỗ trợ lúa giống trổ không đều gây thiệu hại đến năng suất 21 hộ dân tại xã Châu Phong, huyện Tân Châu của Công ty Trương Nhứt. Qua hai lần thương thảo Công ty và bà con nông dân thống nhất hỗ trợ 200.000 đồng/công với diện tích 45,5 ha.
Qua giám sát kịp thời biểu dương những mặt tốt, động viên hướng dẫn các đơn vị giám sát chấn chỉnh những mặt hạn chế, thiếu sót, đồng thời đề xuất, kiến nghị các ngành chức năng sửa đổi, bổ sung một số nội dung về thực hiện chính sách, chế độ phù hợp với thực tiễn, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của hội viên, nông dân và các bên tham gia.
Bên cạnh đó, các các Hội còn ký kết thỏa thuận hợp tác với tổ chức VECO Việt Nam về thực hiện dự án xây dựng chuỗi lúa an toàn theo mô hình hợp tác trên địa bàn tỉnh và ký hợp đồng với HTX Tà Đảnh, huyện Tri Tôn với diện tích 30 ha giống lúa DS1, khi thu hoạch Công ty sẽ bao tiêu toàn bộ sản phẩm theo giá thị trường.
Nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho hội viên, nông dân trên địa bàn, các cấp Hội tổ chức 29 lớp tập huấn tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho trên 3.000 người; tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý được 25 vụ và tổ chức 3 cuộc tư vấn lưu động cho 120 cán bộ, hội viên, nông dân xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn; xã Cần Đăng, huyện Châu Thành; xã Thanh Mỹ Tây, huyện Châu Phú tham dự. Qua đó, cán bộ tư vấn trả lời 120 lượt câu hỏi liên quan đến vấn đề: Đất đai, hôn nhân gia đình, xử phạt giao thông, hợp đồng kinh tế, môi trường.
Năm 2018, các cấp Hội tiếp tục tăng cường nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, nông dân; cập nhật nhanh chóng kịp thời, chính xác thông tin về tình hình hội viên để đề xuất kiến nghị với Đảng, Nhà nước, Hội cấp trên trong quá trình hoạch định và thực hiện những quyết sách, giải pháp lãnh đạo những vấn đề điều hành liên quan trực tiếp đến nông dân.