|
Kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh phân bón (ảnh minh họa) |
Ngoài tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Chương trình phối hợp, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh còn chỉ đạo Hội ND các huyện, thành phố tổ chức triển khai các văn bản pháp luật về giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp thông qua việc sơ, tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân, giao ban cụm, sinh hoạt chi, tổ Hội Nông dân; phối hợp tổ chức 101 Hội nghị tập huấn hướng dẫn sử dụng phân bón, cách phân biệt phân bón thật, phân bón giả, sản phẩm dinh dưỡng, thuốc trừ sâu sinh học… cho 7.070 hội viên; tín chấp cung ứng 2.595 tấn phân bón NPK các loại theo phương thức trả chậm cho nông dân.
Hội ND tỉnh, cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 61 tỉnh đã tham mưu cho Ban Chỉ đạo kiểm tra thực hiện Đề án 61 tại 3 huyện: Yên Thủy, Cao Phong, Kỳ Sơn, trong đó mỗi huyện kiểm tra 1 xã có nội dung về việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp.
Sau khi kiểm tra, Đoàn Kiểm tra đã có nhận xét đánh giá việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp tại địa phương cơ bản đã đảm bảo các quy định của pháp luật.
Hội ND tỉnh cũng tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về kinh doanh, sử dụng phân bón qua các Hội nghị, Hội thảo, họp giao ban, sinh hoạt chi, tổ Hội.
Để thực hiện tốt chương trình phối hợp, các đơn vị đã triển khai nhiệm vụ theo ngành dọc. Điển hình như Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn đã phối hợp phát trên 300 bộ tài liệu, tổ chức tuyên truyền về các phương pháp nhận biết sản phẩm giả, kém chất lượng, hàng nhập lậu, hàng ngoài danh mục và hàng không rõ nguồn gốc.
Đồng thời tổ chức ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn và tuân thủ các quy định của pháp luật cho 2.317 cơ sở sản xuất, kinh doanh bao gồm: 2.123 cơ sở trồng trọt, chăn nuôi và 194 cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.
Sở NNPTNT còn chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai 1 mô hình điểm về sử dụng vật tư nông nghiệp hiệu quả, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và gắn với tiêu thụ sản phẩm cho nông dân; mô hình sản xuất chuỗi cá sông Đà an toàn theo chỗi giá trị tại xã Thái Thịnh (thành phố Hòa Bình) và xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc; chi cục chăn nuôi và thú y xây dựng 01 mô hình điểm về chấp hành quy định của pháp luật trong kinh doanh thuốc thú y và vắc xin phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tại khu 3, thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc; chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật xây dựng 01 mô hình điểm về sử dụng vật tư nông nghiệp hiệu quả, an toàn thực phẩm; mô hình sản xuất dưa chuột an toàn tại xóm Nút, xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn.
Ngoài ra, Sở còn chỉ đạo các chi cục chuyên ngành, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện, thành phố tiến hành thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất được 877 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp.
Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện 193 lượt cơ sở vi phạm các quy định của pháp luật chiếm 22%; các lực lượng chức năng tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 58 vụ với tổng số tiền là 97.040.000 đồng.
Tiến hành lấy 99 mẫu vật tư nông nghiệp. Kết qủa 3/49 mẫu không đảm bảo chất lượng so với bản tiêu chuẩn công bố; 50 mẫu đang chờ kết quả phân tích.
Sở Công thương đã kiểm tra 184 cơ sở, trong đó có 47 vụ việc vi phạm, số tiền vi phạm hành chính là 114,5 triệu đồng, trị giá hàng tịch thu trên 22 triệu đồng…
Thời gian tới, các đơn vị thực hiện Chương trình phối hợp tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước về giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp nhằm nâng cao nhận thức cho người sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng…Tăng cường phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các cơ quan ban, ngành có liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh và sử dụng vật tư nông nghiệp.