Hà Giang: Tích cực triển khai công tác giám sát về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giá giống cây trồng, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp
15:38 - 30/11/2017
(KNTC) Thực hiện chương trình Giám sát năm 2017 của tỉnh ủy, UBND tỉnh, các đơn vị được giám sát đã quán triệt, lãnh chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc chính sách hỗ trợ giống vật nuôi, cây trồng, vật tư phục vụ cho sản xuất nông nghiệp theo Quyết định số 551/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn bản đặc biệt khó khăn. Thực hiện nghị quyết 209, Nghị quyết 86 của HĐND tỉnh và công tác quản lý chất lượng vật tư, phân bón phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Ảnh minh họa
UBND huyện đã ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình 135 của huyện đúng, đủ thành phần theo quy định, trong đó Trưởng phòng Dân tộc làm phó Ban Thường trực. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, thành viên BCĐ được giao nhiệm vụ là cơ quan đầu mối trực tiếp triển khai thực hiện các nội dung Chương trình 135 trên địa bàn huyện. Thành lập Ban Tổ tham mưu thực hiện và thẩm định thực hiện Nghị quyết 209, Nghị quyết 86 của HĐND tỉnh và giao phòng Nông nghiệp làm cơ quan đầu mối.
Ban chỉ đạo đã chỉ đạo tổ chức quán triệt, hướng dẫn triển khai tới các cơ sở thực hiện các chương trình. Trong quá trình triển khai thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, giám sát được duy trì thường xuyên, liên tục, hiệu quả. Chủ động xây dựng kế hoạch và phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, Ủy ban MTTQ và các tổ chức Chính trị - xã hội ở địa phương để triển khai thực hiện Chương trình 135 tới các thôn, bản và nhân dân.
Để nâng cao nghiệp vụ giám sát, tỉnh Hội đã phối hợp tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho lãnh đạo, cán bộ chuyên môn trực tiếp làm công tác chính sách hỗ trợ để triển khai Quyết định và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn.
Theo đó, các cửa hàng kinh doanh phân bón, vật tư nông nghiệp được kiểm tra, hướng dẫn thường xuyên nên hầu hết hoạt động kinh doanh có đủ điều kiện. Các mặt hàng bán và trưng bày đều có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền về giám sát được chú trọng phối hợp với Ủy ban MTTQ và các tổ chức Chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, sử dụng các phương tiện thông tin, có nhiều hình thức, biện pháp tuyên truyền phong phú, sát với điều kiện thực tế của từng cơ sở.
Thực hiện tốt việc quán triệt, phổ biến những nội dung cơ bản của các văn bản quy định về chính sách hỗ trợ, hướng dẫn về quy trình, kỹ thuật, đưa ra những biện pháp thực hiện phù hợp với từng cơ sở. Hướng dẫn hệ thống mẫu biểu kê khai cấp phát cho đối tượng được hỗ trợ. Ban chỉ đạo huyện, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã chủ động phối hợp với đài truyền thanh, truyền hình huyện tổ chức chương trình giới thiệu những nội dung cơ bản của Quyết định , Nghị quyết 209, Nghị quyết 86 của HĐND tỉnh và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Năm 2017, các đơn vị được giám sát đã được cấp ủy huyện, Đảng ủy xã quan tâm, chỉ đạo sát sao trong triển khai Chương trình 135; tập trung triển khai một cách đồng bộ có hiệu quả, xác định đúng đối tượng được thụ hưởng và các bước tiến hành cơ bản đã bám sát hướng dẫn của cấp trên; thường xuyên kiểm tra, giám sát đôn đốc các cơ sở, thôn, bản trong triển khai thực hiện Chương trình 135; tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện chống hạn, chống rét phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Công tác tuyên truyền và thẩm định vốn vay được kịp thời, việc mở rộng đối tượng và nguồn lực cho vau theo Nghị quyết số 86 phù hợp với tình hình thực tế và cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân.Công tác quản lý các của hàng kinh doanh phân bón, vật tư nông nghiệp được quản lý chặt chẽ và thường xuyên.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chương trình vẫn tồn tại một số hạn chế như: Sự phối hợp giữa cơ quan Thường trực và các thành viên trong Ban Chỉ đạo cấp huyện đôi khi chưa được chặt chẽ, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình hỗ trợ đôi khi chưa kịp thời dẫn đến cấp cơ sở thực hiện còn lúng túng; Các hộ dân chưa được quán triệt chặt chẽ khi nhận chế độ hỗ trợ, dẫn đến tình trạng danh sách cấp phát tại thôn thì ký nhận đầy đủ nhưng khi phỏng vấn trực tiếp thì lại ý kiến không được nhận hay nhận không đủ số lượng ký nhận.Việc cấp vốn cho huyện thực hiện còn chậm, dẫn đến tình trạng khi hết vụ mùa người dân mới được tiếp cận với nguồn vốn, do vậy có những cây trồng, vật tư được cấp không đúng thời vụ dẫn đến hiệu quả chưa cao, có những loại cây trồng không thuộc cây đặc trưng của huyện cũng trồng vì được cấp do vậy một số hộ dân không đồng tình, gây ảnh hưởng đến hiệu quả giám sát và sự đồng thuận của hội viên, nông dân./.
Đức Duy