Hà Nam: Triển khai công tác giám sát và phản biện xã hội
11:56 - 11/12/2017
         (KNTC)- Các cấp Hội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cán bộ, hội viên nông dân hiểu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung và trách nhiệm của hội viên, nông dân về hoạt động giám sát và phản biện xã hội, đồng thời tuyên truyền các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất.
Giám sát VTNN để nông dân được sử dụng sản phẩm chất lượng (ảnh minh họa)


Thực hiện Kế hoạch số 586/KH-UBND ngày 25/3/2016 của UBND Tỉnh, các cấp Hội đã triển khai ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hà Nam qua báo đài, trang Website của tỉnh Hội, Bản tin công tác Hội, sinh hoạt Hội…để cán bộ, hội viên nông dân được rõ từ đó thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát.


Năm 2017, các huyện, thành Hội đã tổ chức 06 lớp tập huấn cho gần 1500 cán bộ Hội các cấp với nội dung liên quan đến việc không sử dụng chất cấm trong sản xuất nông nghiệp (nhất là trong lĩnh vực chăn nuôi); tập huấn về áp dụng tiến bộ KHKT; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất và cung ứng các sản phẩm nông nghiệp.


Xây dựng văn bản triển khai, chỉ đạo các cấp hội tuyên truyền rộng rãi đến hội viên nông dân về Quyết định thành lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị về vấn đề bức xúc và vi phạm trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến nông dân của TW Hội Nông Dân Việt Nam (Theo Quyết định số 2144- QĐ/HNDTW ngày 12/9/2016).


Ngoài ra Hội ND các cấp còn thường xuyên phối hợp với ngành nông nghiệp, UB MTTQ các cấp chỉ đạo cộng tác viên quản lý chất lượng, hội viên Hội Nông dân, thành viên UBMTTQ tuyên truyền 216 lượt bài phát trên phát thanh địa phương tại các xã/phường/thị trấn về sử dụng vật tư nông nghiệp hiệu quả, an toàn; cách nhận biết sản phẩm an toàn; tuyên truyền về tác hại của chất cấm trong chăn nuôi, kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật cấm hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam.


Phối hợp tổ chức 08 lớp tập huấn cho 1.000 cán bộ, hội viên, người sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản về quy trình sử dụng vật tư nông nghiệp an toàn, hiệu quả và các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.


Tính đến hết tháng 10/2017, HND Tỉnh đã phối hợp vận động, hướng dẫn cho 651 cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, ký cam kết không sử dụng, kinh doanh chất cấm trong chăn nuôi với Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản, Chi cục Chăn nuôi Thú Y- Sở NN&PTNT).


Hiện có 116/116 xã/phường/thị trấn triển khai ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; 13.764 cơ sở chăn nuôi ký cam kết với UBND xã/phường/thị trấn không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi (đạt 98% theo kế hoạch).


Ngày 2/11/2017, BTV Hội Nông dân Tỉnh đã thành lập Đoàn giám sát tổ chức đánh giá kết quả ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trên địa bàn xã Vũ Bản - Huyện Bình Lục (Điểm mô hình giám sát trực tiếp cấp Tỉnh)


Đoàn giám sát do Đồng chí Tống Văn Tam- Phó Chủ tịch Hội Nông Dân Tỉnh làm Trưởng đoàn và đại diện các ngành tham gia Đoàn giám sát gồm: UB MTTQ Tỉnh, Phòng NN& PTNT Huyện Bình Lục . Qua tổng hợp báo cáo và các ý kiến thảo luận, đánh giá của các Đại biểu tại Hội nghị; Công tác triển khai ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trên địa bàn xã Vũ Bản Huyện Bình Lục đã đạt được một số hiệu quả cụ thể:


Trong thời gian qua UBND xã Vũ Bản  đã triển khai và thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 586/ KH - UBND  của UBND Tỉnh và Kế hoạch số 35- KH/UBND của UBND  huyện Bình lục về việc triển khai ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trên địa bàn.


 UBND xã đã xây dựng kế hoạch, thành lập Ban chỉ đạo; thường xuyên phối hợp với các ngành, đoàn thể, nhất là HND xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nhận thức rõ về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến sản xuất nông nghiệp; các nhận biết các loại chất cấm trong sản xuất nông nghiệp ( trồng trọt, chăn nuôi) về mức độ nguy hại của chất cấm với sức khỏe con người; các chế tài xử phạt liên quan.


Chuẩn bị đầy đủ nội dung hướng dẫn cho các tập thể, cá nhân liên quan nắm chắc các nôi dung trong cam kết;  tổ chức Hội nghị triển khai ký cam kết ( đến nay đã tổ chức ký cam kết với 19/19  hộ kinh doanh thức ăn gia súc, gia cầm, thuốc thú, đạt 100% KH;  ký với 212/281 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm: 212/281, đạt 75,4%; ký với 18/18 hộ kinh doanh giết mổ, chế biến thực phẩm, đạt 100% KH).


Do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên các tập thể, cá nhân các hộ chăn nuôi các hộ giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn xã Vũ Bản đã xác định và nhận thức rõ tác hại của việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi nó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và môi trường cộng đồng.


Vì vậy việc ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi là việc làm cần thiết và cấp bách, góp phần quan trọng không nhỏ trong việc ngăn chăn kịp thời các dịch bệnh gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe nhân dân.


Việc ký cam kết đã tạo hành lang pháp lý cho việc xử phạt vi phạm đối với các hành vi vi phạm, góp phần nâng cao ý thức, hiệu quả quản lý và quyền lợi hợp pháp cuae cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh chân chính, đã khẳng định là hướng đi đúng, phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh. Đã tạo điều kiện cho các hộ nông dân có nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế theo hướng bền vững.


Hội Nông Dân xã đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân, các hộ chăn nuôi các khu vực giết mổ… chấp hành tốt các Kế hoạch, quy định về Quản lý Nhà Nước, có nhiều biện pháp hỗ trợ giúp đỡ hội viên như: Phát tờ rơi, cung cấp danh mục các loại thuốc cấm và thành lập đường giây nóng để nhận tất cả các thông tin phản ánh từ người dân liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi thú y, an toàn thực phẩm...


Sau khi tổ chức ký cam kết với các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm, các hộ kinh doanh thuốc thú y, các hộ kinh doanh giết mổ gia súc gia cầm trên địa bàn xã. UBND xã đã phân công các ngành liên quan thường xuyên phối hợp với các đoàn thể, Lãnh đạo các thôn xóm kiểm tra, giám sát các hộ trong quá trình thực hiện; phối hợp với phòng Nông nghiệp huyện,  Phòng công thương huyện tổ chức kiểm tra thường xuyên, đột xuất nhất là các tháng cao điểm về an toàn vệ sinh thực phẩm.


Qua các đợt kiểm tra tại địa phương  chưa phát hiện trường hợp nào sử dụng chất cấm trong chăn nuôi cũng như thức ăn chăn nuôi, chất bảo quản trong giết mổ gia súc gia cầm.


Việc giám sát cộng đồng trong dan cư được phát huy; trong năm 2016 qua giám sát của quần chúng nhân dân đã phát hiện được 02 vụ vi phạm trong quá trình vận chuyển và tiêu thụ thịt lợn chết vận chuyển qua địa bàn xã.


Ban chỉ đạo UBND xã đã kịp thời thu giữ và tiến hành lập biên bản các hộ vi phạm, thông báo và yêu cầu các hộ tiêu hủy hoàn toàn số gia súc trên có sự giám sát của cơ quan nhà nước và quần chúng nhân dân. Đồng thời xử lý vi phạm và nghiêm cấm tái phạm...
 

Công tác kiểm tra, giám sát nhất là nêu cao tinh thần trách nhiệm của nhân dân trong việc ký kết nên đến nay 100% các hộ giết mổ, chế biến thực phẩm trên địa bàn hàng ngày đều đem gia súc, gia cầm về khu giết mổ tập trung lên đảm bảo về an toàn thực trong nguồn nước và xử lỳ môi trường được đảm bảo.

My Châu
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email
Tin tức liên quan :

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp