Hội Nông dân Việt Nam: Đẩy mạnh công tác Giám sát trong lĩnh vực môi trường
14:58 - 28/02/2018

Năm 2017, công tác giám sát trong lĩnh vực môi trường đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần bảo vệ môi trường trên địa bàn nông thôn và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nông dân bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường do các tổ chức vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường. 


Công tác quản lý khai thác tài nguyên thiên nhiên được triển khai trên diện rộng, trong đó tập trung tại các địa bản trọng điểm như: Tại Bình Định, tình trạng khai thác cát, đá và titan trái phép ồ ạt khiến bờ sông bị xâm thực nghiêm trọng gây ảnh hưởng đời sống, sản xuất của người dân nơi đây,  gây nhiều ảnh hưởng và bức xúc cho người dân là các doanh nghiệp Mỹ Tài, Tấn Phát và Ban Mai, công ty TNHH xây dựng Hoàng Khiêm. Núi Bà - khu vực thuộc địa phận thôn Lộc Khánh, xã Cát Hưng (huyện Phù Cát, Bình Định) đang trong tình trạng nguy hiểm bởi các hoạt động vi phạm pháp luật như xẻ núi, khai thác đá trái phép, hoạt động này đe dọa trực tiếp đến cảnh quan môi trường, đời sống người dân và dấu tích của một vùng căn cứ cách mạng.



Bên cạnh đó tình trạng khai thác cát trái phép tại bãi cát thôn Nam Phước, xã Nghĩa Thuận, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Việc khai thác này không phải lén lút mà diễn ra ngang nhiên và kéo dài khiến người dân bức xúc. Tại khu vực đang khai thác cát tại đây, bề mặt của dòng sông Trà Khúc chi chít với hàng chục hố lớn nhỏ. Không ít hố có độ sâu lên đến 2-3m.



Tại Quảng Ninh, khai thác đất sét trái phép trong đất quốc phòng , chỉ trong khoảng thời gian ngắn, một khối lượng lớn đất sét nằm trong khu đất quốc phòng thuộc Tiểu đoàn 184 (Trung đoàn 213, Sư đoàn 363) tại xã Lê Lợi, huyện Hoành Bồ (Quảng Ninh) đã bị khai thác và bán trái phép, khối lượng sét đã khai thác tại diện tích nêu trên là 1.456,8 m3.
Tại Đồng Nai, tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Đồng Nai vẫn tái diễn phức tạp. Kết quả phát hiện 58 trường hợp vi phạm, bắt giữ và xử lý 34 vụ khai thác cát trái phép, xử phạt hành chính và tịch thu tang vật theo quy định    
Tại Phú Yên, khai thác cát trên sông Ba, mỏ cát ở thôn Phước Lộc 2, xã Hòa Thành của Công ty CP Tập đoàn Hải Thạch khai thác cát phục vụ dự án Hầm đường bộ qua đèo Cả đã vi phạm độ sâu là 0,5m so với giấy phép; Mỏ cát ở thôn Tân Phước, xã Xuân Sơn Bắc (huyện Đồng Xuân) của HTX Khai thác vật liệu xây dựng thông thường Đồng Xuân phát hiện khai thác cát ngoài vị trí cho phép. Các mỏ khai thác vượt công suất cho phép. Mỏ cát tại khu phố Long An, thị trấn La Hai (huyện Đồng Xuân) của HTX Sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp thị trấn La Hai khai thác vượt công suất 1.700m3. Mỏ cát thuộc địa phận xã Hòa Thành (huyện Đông Hòa) và xã Hòa An (huyện Phú Hòa) của Công ty CP Vật liệu xây dựng Phú Yên khai thác vượt công suất khoảng 94.240m3. Mỏ cát tại thôn Phước Lộc 2, xã Hòa Thành của Công ty CP Tập đoàn Hải Thạch khai thác vượt công suất khoảng 18.400m3.



 Năm 2017, cả nước đã hứng chịu nhiều vụ ô nhiễm môi trường gây bức xúc dư luận. Ô nhiễm môi trường đang có xu hướng gia tăng, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước, phần lớn các vụ việc điển hình gây ô nhiễm nguồn nước (sông, biển) do cố tình xả thải có chứa các hóa chất độc hại,  một số vụ việc do cơ sở buông lỏng trong vấn đề quản lý, kiểm soát hoạt động sản xuất gây sự cố ô nhiễm, một số khác thì hệ thống xử lý nước thải không đảm bảo, đặc biệt là sự cố môi trường Formosa gây ra việc hải sản chết bất thường tại 4 tỉnh miền Trung. Sau quá trình đấu tranh pháp lý, với sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ban ngành, các tổ chức chính trị xã hội ở Việt Nam đã buộc Formosa phải thừa nhận 53 sai phạm hành chính. Trong đó có những lỗi rất lớn như tự ý thay đổi trái phép công nghệ luyện cốc từ công nghệ dập cốc khô (dùng khí trơ) sang công nghệ dập cốc ướt (dùng nước), không xây lắp bể lọc của trạm xử lý nước thải sinh hoạt theo cam kết…Kết quả đã khiến phía Formosa đã ký thỏa thuận về việc giải quyết sự cố môi trường tại 4 tỉnh với 5 nội dung chính: công khai xin lỗi; thực hiện bồi thường; khắc phục hệ thống xử thải; xây dựng giải pháp kiểm soát môi trường và thực hiện đầy đủ các cam kết, không để tái diễn. Sự cố này đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội và môi trưởng, trong đó chịu ảnh hưởng nặng nhất là ngành thủy sản, tiếp đến là hoạt động kinh doanh, dịch vụ, du lịch và đời sống sinh hoạt của ngư dân.




Các vụ việc ô nhiễm môi trường không chỉ thiệt hại về mặt kinh tế mà còn gây tác động tiêu cực đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt, các hoạt động phát triển du lịch, kinh tế của cộng đồng dân cư khu vực lân cận, gây tâm lý bất ổn cho người dân, nổi cộm là các vụ việc: Xả nước thải ra sông Lô gây ô nhiễm môi trường ở Tuyên Quang; Xả chất thải ra biển tại Thanh Hóa khiến cá chết hàng loạt kéo dài 10km trên sông Âm và ngao chết trắng; Nhà máy xi măng Vicem Vạn Ninh gây ô nhiễm ở Quảng Bình; Cơ sở sản xuất than sinh học tại xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đang gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân; Vụ việc chế biến đá granite tại Khánh Hòa; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phương Hoa (thôn Đăk Sút, xã Đăk Kroong, huyện Đăk Glei, Kon Tum) tập kết bã mì tươi chưa qua xử lý ra ngoài khu vực nhà máy, làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân, gây ô nhiễm môi trườngBức xúc nhất là Nhà máy giấy Lee & Man gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại Hậu Giang.




Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có những diễn biến hết sức phức tạp, với tần suất ngày càng gia tăng, gây hậu quả nặng nề. Trong năm 2017 đã có hơn 300 điểm sạt lở trải dài trên 450km bờ sông, bờ biển trên địa bàn các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, uy hiếp nghiêm trọng đến ổn định dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội khu vực này. Để nắm bắt được tình hình, Trung tâm Môi trường nông thôn đã tham gia vào đoàn khảo sát tình hình sạt lở bờ biển, bờ sông tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đánh giá tình hình thiệt, tổng hợp thiệt hại của nông dân chịu ảnh hưởng của các tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bến Tre, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Hậu Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.



Thêm vào đó, Hội Nông dân Việt Nam tích cực tham gia tư vấn, phản biện cơ chế chính sách luật pháp, quy hoạch, kế hoạch quốc gia và liên vùng về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường khu vực nông thôn, giám sát tuân thủ pháp luật Việt Nam về tài nguyên môi trường, bảo vệ quyền lợi hội viên, nông dân, hướng hội viên nông dân đi đầu trong tuân thủ pháp luật về tài nguyên môi trường. Bên cạnh đó  động viên và hỗ trợ kịp thời nông dân bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nông dân. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với một số vấn đề phức tạp về an ninh trật tự, an ninh tôn giáo trên địa bàn tỉnh, nhằm góp phần đảm bảo an ninh khu vực nông thôn cho người dân yên tâm phát triển, sản xuất./.
  
Ngọc Linh
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email
Tin tức liên quan :

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp