Mô hình điểm hạn chế khiếu nại, tố cáo
09:48 - 13/03/2013
Việc xây dựng thành công mô hình điểm thực hiện Chỉ thị 26/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Đã có nhiều tỉnh, thành triển khai thành công.

Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình phối hợp với Hội Nông dân huyện Hoa Lư, xã Ninh Xuân tiến hành khảo sát mức độ nhận thức và tình hình chấp hành pháp luật của nông dân tại địa phương. Sau đó thành lập Ban chỉ đạo xây dựng mô hình điểm thực hiện Chỉ thị 26. Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo Hội Nông dân xã tổ chức 6 lớp tập huấn pháp luật cho hội viên nông dân ở các chi hội với nội dung là phổ biến những luật liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 


Năm 2010 Hội Nông dân xã Ninh Xuân đã thành lập được Câu lạc bộ nông dân với pháp luật, có 50 thành viên. Qua 2 năm hoạt động, căn cứ nhu cầu của hội viên nông dân, đến năm 2012 Hội đã tiến hành bổ sung 50 thành viên, nâng tổng số thành viên câu lạc bộ lên 100 người phân bổ ở 4 thôn. Câu lạc bộ đã xây dựng được đội ngũ cộng tác viên pháp luật gồm 20 người.

 

Tại các buổi sinh hoạt, các thành viên đã trao đổi thông tin về pháp luật, phản ánh tình hình hội viên nông dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vận động hội viên nông dân thực hiện tốt Pháp lệnh Dân chủ ở cơ sở.

 

 Để triển khai thực hiện mô hình điểm thực hiện Chỉ thị 26, HND xã Yên Lương, Ý Yên, Nam Định đã khảo sát nhu cầu tìm hiểu pháp luật của hội viên, nông dân trong xã. Qua khảo sát cho thấy, nhu cầu tìm hiểu pháp luật của hội viên, nông dân tập trung vào những lĩnh vực: Luật Đất đai, Bộ luật Dân sự, Luật Khiếu nại, tố cáo, Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự. 

HND xã đã thành lập “CLB nông dân với pháp luật” với 50 thành viên tham gia. CLB đã được HND tỉnh trang bị một tủ sách pháp luật với trên 100 đầu sách, hàng nghìn tờ rơi, tờ gấp về xây dựng nông thôn mới; quy định của pháp luật về sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch; trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo; những nội dung cơ bản của Luật Đất đai…   

 

Để tiếp tục duy trì mô hình điểm, HND tỉnh chỉ đạo HND huyện Ý Yên và HND xã Yên Lương tiếp tục tổ chức tuyên truyền pháp luật cho các thành viên CLB, hội viên nông dân.

 

Qua khảo sát,  Hội ND tỉnh Bình Thuận chọn mô hình điểm từ năm 2002 đến 2012 đã triển khai được 08 mô hình điểm. Riêng năm 2012, thị trấn Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân được chọn xây dựng mô hình điểm thực hiện Chỉ thị 26/TTg và Chỉ thị 22 của UBND tỉnh gồm 60 cán bộ, hội viên, nông dân tham gia.

 

Thông qua mô hình điểm đã tổ chức thành lập Câu lạc bộ nông dân với pháp luật, ban hành quy chế hoạt động CLB “Nông dân với pháp luật”, tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật với chuyên đề Luật đất đai, Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật hôn nhân và gia đình và các văn bản dưới luật.

 

Đồng thời tổ chức tập huấn kỹ năng công tác hòa giải cho thành viên Hội đồng hòa giải, Ban hòa giải và các thành viên tham gia hòa giải ở khu phố; tập huấn kỹ năng tổ chức điều hành sinh hoạt CLB cho đối tượng là Ban chủ nhiệm CLB, các nhóm cộng tác viên pháp luật.

 

Công tác tham gia giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của nông dân cũng được tích cực thực hiện. Trong năm 2012, địa phương đã tiếp nhận 22 đơn khiếu nại tranh chấp trên các lĩnh vực: đất đai, hôn nhân gia đình, các mâu thuẫn khác; đã tổ chức hòa giải 19 đơn,  hòa giải thành hơn 20 vụ mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.

 

Thông qua mô hình điểm thực hiện Chỉ thị 26 các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, hội viên, nông dân, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận, tìm hiểu và chấp hành pháp luật tốt hơn, đồng thời hạn chế khiếu kiện, khiếu nại đông người, vượt cấp nhắm góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

 

Minh Thái

                                                      

 

Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp