Nghệ An tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân
14:26 - 25/02/2013
Ngay từ đầu năm tỉnh Hội đã xây dựng chương trình công tác cho cả năm và từng quý, đồng thời chỉ đạo các cấp Hội bằng văn bản có kế hoạch triển khai thực hiện chương trình công tác hàng năm, chương trình giáo dục pháp luật. Trong năm có 3455 buổi cán bộ Hội tham gia phổ biến giáo dục pháp luật với 218.000 lượt người tham gia.

      Tham mưu kế hoạch triển khai nội dung duy trì mô hình điểm “Vận động nông dân chấp hành pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản”tại xã Phúc thọ huyện Nghi Lộc. Tham mưu xây dựng kế hoạch thực hiện đề án “Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2009-2012” năm 2012. Ban chỉ đạo đề án của tỉnh giao cho Hội Nông dân tỉnh 06 lớp Tập huấn tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên, nông dân.

        Hàng tháng cử một đồng chí lãnh đạo ban tham gia tiếp công dân tại trụ sở UBND Tỉnh đều đặn và đi đối thoại trực tiếp với nông dân khi có giấy mời của UBND tỉnh. Tham gia các đoàn Thanh tra liên ngành do UBND Tỉnh thành lập.

       Hội Nông dân tỉnh nhận được 02 đơn khiếu nại: 01 đơn của bà Ngô Thị Thủy và Bà Phạm thị Bình trú tại thôn 3 và thôn 7 của xã Diễn Kỷ huyện Diễn Châu với nội dung kiến nghị được tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tình nguyện; 01 đơn của ông Nguyễn Quang Vinh trú tại xóm đồng luộc xã Kim Thành, huyện Yên Thànhvới nội dung: phản bác tố cáo quyết định số 2773 QĐ.UBND ngày 7/6/2012 của UBND huyện Yên Thành liên quan đến thủ tục lâm bạ. Nhưng 2 đơn đều không thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội Nông dân tỉnh nên đã chuyển đơn  đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.   

Đến nay có 514 đơn khiếu nại, tố cáo chuyển đến các cấp Hội. Trong đó: cấp tỉnh 2 đơn kiến nghị, khiếu nại, cấp huyện 182 đơn khiếu nại, cấp cơ sở 330 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết đã được giải quyết xong ở các cấp Hội. Tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo có: 2412 vụ; tham gia phối hợp giải quyết 437 vụ, tổ chức tiếp hội viên nông dân có 5728 cuộc.

        Công tác hoà giải: có 2412 buổi Hội Nông dân tham gia hoà, trong đó hoà giải thành 2125 vụ việc, chủ yếu là ở chi, tổ Hội. Việc làm tốt công tác hòa giải ngay tại cơ sở đã góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội ở nông thôn.

       Có 467/467 cơ sở Hội tổ chức học tập pháp lệnh 34 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Có 5574/5.574 chi hội tham gia xây dựng hương ước, quy ước phù hợp với điều kiện từng nơi và tham gia ban chỉ đạo thực hiện QCDC. Các cấp Hội coi việc thực hiện QCDC cơ sở (pháp lệnh 34) là giải pháp cơ bản để giải quyết tình trạng bức xúc, mâu thuẫn, khiếu kiện trong nông dân, nông thôn và các cấp Hội làm tốt vấn đề này góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn. Tất cả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Trung ương Hội liên quan trực tiếp đến nông dân, nông nghiệp và nông thôn đều được thông báo quán triệt đến tận hội viên, nông dân của 467 cơ sở Hội. Năm 2012 tỉnh Hội tổ chức tập nghiệp vụ công tác Hội và các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, của Trung ương Hội, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cho cán bộ chuyên trách các huyện, thành, thị Hội và các cơ sở Hội. Có 5.574/5.574 chi hội nông dân không có đơn thư vượt cấp. Có 467/467 cơ sở hội không có đơn thư vượt cấp đạt 100%. Các cấp Hội đã chủ động phối hợp với chính quyền cùng cấp tổ chức công tác tiếp cán bộ, hội viên, nông dân đến khiếu nại, tố cáo. Làm tốt công tác hoà giải trong nội bộ hội viên nông dân có mâu thuẫn xảy ra, nhằm đảm bảo sự thống nhất ý chí và hành động, nâng cao sức chiến đấu, đoàn kết nội bộ, xây dựng Hội ngày càng vững mạnh từ các chi, tổ Hội ở xã, thôn, xóm.

 

                                                                               Hà Thu

                                                                   

Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp