Hội Nông dân Thừa Thiên - Huế với việc thực hiện Chỉ thị 26
16:13 - 23/02/2012
Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 26 của Thủ tướng Chính phủ, Hội Nông dân Thừa Thiên- Huế đã chủ động tổ chức thực hiện các nội dung của Chỉ thị và đạt được một số kết quả nhất định, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của nông dân, hạn chế khiếu kiện sai, khiếu kiện vượt cấp

Một trong những nội dung quan trọng của Chỉ thị 26 là công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho nông dân đã được Hội Nông dân Thừa Thiên- Huế đặc biệt chú trọng. Hội đã tích cực phối hợp với các ngành Tư pháp, Thanh tra, Tài nguyên và Môi trường, các tổ chức quốc tế hoạt động trong tỉnh như tổ chức NAV để cung hơn 2.800 cuốn sách, sổ tay tuyên truyền pháp luật và hơn 70.000 tờ rơi, tờ gấp pháp luật nhằm không ngừng nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ cơ sở.

Hội thường xuyên phối hợp với ngành Tư pháp và các ngành liên quan tập huấn, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật 7.086 buổi cho  378.649 lượt nông dân tham dự. Đã phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý của tỉnh, các huyện và chủ động tổ chức 1835 buổi tư vấn pháp luật cho hơn 45.872 hội viên, nông dân. Nội dung tuyên truyền pháp luật cho hội viên, nông dân là các luật liên quan thiết yếu đến nông dân như Luật dân sự, Luật hôn nhân gia đình, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật Thuỷ sản, Luật biên giới v.v…

Với sự phối hợp với các ngành và được sự quan tâm của Trung ương Hội hàng năm đã cung cấp hàng trăm cuốn sách các loại, hàng nghìn tờ rơi pháp luật, Hội đã chỉ đạo 138 cơ sở Hội lưu trữ để xây dựng tủ sách pháp luật ở 138 cơ sở hội. Các chi hội nông dân đã xây dựng được 366 túi sách pháp luật.

Trong việc xây dựng một mô hình điểm thực hiện Chỉ thị 26, Hội đã tổ chức được 6 mô hình điểm tổ chức tại các xã Phú Đa (Phú Vang), Thuỷ Vân (Hương Thuỷ), Hương Vân (Hương Trà), Quảng Phú (Quảng Điền), Lộc An (Phú Lộc) và Hương Sơ (thành phố Huế). Các xã điểm đã xây dựng các Câu lạc bộ nông dân với pháp luật, được đầu tư tập huấn kiến thức pháp luật cho hàng trăm hội viên nông dân tận các thôn. Trang bị hệ thống âm thanh để phục vụ  sinh hoạt CLB, được trang bị tủ sách pháp luật, đồng thời tổ chức các hội thi tìm hiểu pháp luật bằng hình thức viết và sân khấu hoá. Các CLB ở các xã điểm đã thực sự là nơi để các thành viên tham gia sinh hoạt pháp luật và các thành viên CLB là các tuyên truyên truyền viên pháp luật tại cơ sở Hội.

Hội Nông dân các cấp đã chú trọng xây dựng đội ngũ hơn 420 tuyên truyền viên pháp luật của Hội nông dân ở cơ sở, chú trọng việc đào tạo, nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ hoà giải cơ sở cũng như các kỹ năng hoà giải. Đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật của Hội Nông dân các cấp đều được tập huấn. Hội cơ sở đã cử cán bộ chi hội tham gia ở 1.090 tổ hòa giải ở cơ sở.  Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo cán bộ Hội, đặc biệt là ở chi tổ hội thường xuyên sâu sát, nắm chắc tình hình của nông dân địa phương, nếu có vụ việc xảy ra thì tập trung hoà giải ngay tại cơ sở. Kết quả đã tham gia hòa giải hơn 3.325 vụ, trong đó hòa giải thành 2.815 vụ; Hội đã trực tiếp hòa giải 370 vụ  việc liên quan trực tiếp trong nội bộ hoạt động của Hội nông dân và đã hòa giải thành 354 vụ.

Đồng thời các cấp Hội đã giải quyết được 75/75 vụ khiếu nại liên quan đến quyền lợi của hội viên, nông dân. Đối với các vụ việc KNTC của nông dân liên quan đến chính quyền, đến cán bộ công quyền, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội phối hợp với chính quyền để giải quyết KNTC của nông dân. Hội đã cử cán bộ tham gia các đoàn thanh tra để tìm hiểu, điều tra, xác minh các vụ việc để giải quyết KNTC của nông dân đảm bảo đúng luật định, giữ vững kỹ cương pháp luật. Trong những năm qua Hội Nông dân cơ sở đã tham gia giải quyết 675 vụ việc KNTC của nông dân. Hội Nông dân các huyện, thị xã và thành phố Huế đã được các ngành chức năng cùng cấp mời tham gia giải quyết các vụ việc có liên quan đến nông dân.

Sau 10 năm thực hiện, Thừa Thiên- Huế có được những kết quả trên là do có sự quan tâm lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, tạo điều kiện của chính quyền, sự phối kết hợp của các ban, ngành, Mặt trận và các đoàn thể các cấp trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị 26/2001/CT-TTg, nhất là các ngành Thanh tra, Tư pháp, Tài nguyên Môi trường. Hội Nông dân các cấp chủ động thực hiện các nội dung của Chỉ thị 26, biết chọn khâu đột phá để làm điểm, từ đó vừa rút kinh nghiệm, vừa nhân ra diện rộng. Nhiều cán bộ Hội năng động, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm trong việc tổ chức giáo dục pháp luật, tổ chức hoà giải trong nông dân và tham gia tích cực giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân; nông dân chấp hành nghiêm chủ trương của Đảng và của Nhà nước.

                                                             Thu Hà

 

Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp