Nâng cao vai trò của Hội trong việc thực hiện Chỉ thị 26
09:54 - 14/02/2012
Qua tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 26 CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ có thể thấy, trong những năm qua các cấp chính quyền đã phối hợp chặt chẽ với Hội nông dân các cấp xây dựng kế hoạch, tuyên truyền, trợ giúp pháp lý đến nông dân, giúp bà con, nông dân hiểu và thực hiện có hiệu quả chủ trương, pháp luật của Nhà nước, từ đó góp phần đáng kể trong việc nâng cao kiến thức pháp luật cho hội viên, nông dân.

Điển hình như Hội ND tỉnh Bình Dương, hàng năm Hội phối hợp với ngành Thanh tra, Tư pháp, Tài nguyên môi trường tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ công tác kiểm tra, tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo… hằng năm, với kết quả có 4.800 lượt người tham dự 80 lớp do Tỉnh Hội tổ chức, 8.690 người tham dự 158 lớp do huyện Hội tổ chức.

 

Các cấp Hội đã tổ chức được 13.897 cuộc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với 812.266 lượt hội viên, nông dân tham dự. Thực hiện được 19.388 vụ hòa giải, trong đó, trực tiếp hòa giải 3.243 vụ (hòa giải thành công 1.491 vụ), tham gia hòa giải 16.145 vụ (hòa giải thành công 14.338 vụ); thực hiện được 22.587 buổi tham gia tiếp dân, 19.833 buổi giải quyết khiếu nại tố cáo của nông dân.

 

Trong 10 năm qua các cấp, các ngành trong tỉnh An Giang đã tiếp 65.770 lượt người dân; tiếp nhận, xử lý hơn 40.094 đơn thư khiếu nại, tố cáo. Trong đó, đơn khiếu nại của nông dân chiếm trên 60% số vụ việc khiếu nại, tố cáo phát sinh thuộc nhiều lĩnh vực. Đây là áp lực rất lớn đối với sự chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh và các cấp chính quyền trực thuộc UBND tỉnh, nhất là những địa phương có nhiều đất nông nghiệp và dân tộc như Châu Phú, Thoại Sơn, Tri Tôn, Tịnh Biên,… Đến nay toàn tỉnh tổ chức được 370 lớp tập huấn với 26.643 lượt người tham dự nôi dung tuyên truyền Chủ trương Chính sách Pháp luật của Nhà nước, Luật Đất đai và các văn bản có liên quan đến giải quyết khiếu nại, tố cáo.

 

Qua 10 năm triển khai Chỉ thị 26, đã có nhiều tập thể, cá nhân được khen thưởng

Trung tâm Tư vấn pháp luật- Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp tổ chức cho cán bộ của Hội được 132 lớp tập huấn với 9.542 lượt người tham dự  nội dung về công tác hòa giải cơ sở, Luật Đất đai và các văn bản có liên quan đến giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dânến nay toàn tỉnh có 1.074 Ban, Tổ hòa giải cơ sở với 7.656 thành viên (gồm: 156 Ban hòa giải với 1.395 thành viên và 918 Tổ hòa giải với 6.261 thành viên), trong đó có 890 thành viên là cán bộ, hội viên của Hội Nông dân.

Là một tỉnh có đông đồng bào các dân tộc sinh sống, trình độ nhận thức pháp luật còn hạn chế, hàng năm các cấp HND tỉnh Hòa Bình đã tích cực tham gia tiếp 16.804 lượt công dân đến KNTC. Đối với 7.517 đơn, thư gửi đến, Hội đã phân loại giải quyết dứt điểm, trong đó cấp huyện giải quyết 2.972 đơn, cấp xã giải quyết 4.545 đơn, chủ yếu giải quyết bằng vận động hòa giải. Công tác tiếp dân, giải quyết KNTC của công dân được tập trung chỉ đạo giải quyết cơ bản, kịp thời, đúng pháp luật, do đó, số vụ việc KNTC đông người, vượt cấp giảm nhiều so với những năm chưa có Chỉ thị 26. Điển hình có những địa phương thực hiện tốt công tác hòa giải tại cơ sở như: Lạc Thủy, Yên Thủy, Đà Bắc, Kim Bôi, Cao Phong và thành phố Hòa Bình.

Để nâng cao hơn nữa chất lượng thực hiện chỉ thị số 26 các cấp Hội ND cần nâng cao tăng cường phối hợp giữa các cấp, ngành và cơ sở; vai trò của HND trong công tác tham mưu, xây dựng kế hoạch; tầm quan trọng của việc hòa giải KNTC ngay từ cơ sở; cụ thể hóa trách nhiệm của cá nhân trong BCĐ Chỉ thị 26 các cấp; sự cần thiết nhân rộng các mô hình CLB pháp luật.

 

Thanh Thủy

Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp