|
Các cấp Hội tăng cường giám sát việc quản lý Nhà nước về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp (Ảnh minh họa) |
Thực hiện Chương trình phối hợp giữa Hội ND, MTTQ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công Thương, Hội ND tỉnh và các ban, ngành liên quan đã triển khai đến các huyện, thành phố việc giám sát thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp.
Hội ND tỉnh trực tiếp và phối hợp tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ, thực hiện Quyết định số 217 của Bộ Chính trị về ban hành Quy chế giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và đoàn thể chính trị xã hội, trong đó tập trung vào nghiệp vụ giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp cho trên 1.500 lượt cán bộ, Hội ND cơ sở, cán bộ chi Hội và thành viên Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật” của các huyện, thành phố.
Hội ND tỉnh đã thành lập 07 đoàn và tiến hành giám sát việc chấp hành pháp luật về kinh doanh và sử dụng phân bón theo Nghị định số 202 của Chính phủ trên địa bàn các huyện: Tân Yên, Lục Ngạn, Lạng Giang, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Lục Nam, Sơn Động. Có thể thấy, Nghị định số 202 của Chính phủ là hành lang pháp lý đáp ứng được yêu cầu trong công tác quản lý nhà nước về phân bón, tạo điều kiện cho UBND các cấp làm tốt công tác quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón.
Do vậy các huyện: Lục Ngạn, Tân Yên, Lạng Giang, Hiệp Hòa, Lục Nam, Sơn Động và Yên Dũng đã có các đại lý, hộ kinh doanh chủ yếu là các mặt hàng phân bón có chất lượng, thương hiệu trên thị trường như: Công ty TNHH Một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền, Công ty Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, Công ty phân bón Tiến Nông. Các mặt hàng phân bón bán trên địa bàn chỉ yếu do Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang cung ứng.
Bên cạnh đó, UBND các huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc thẩm quyền quản lý, các cơ quan truyền thông của huyện phối hợp với các công ty sản xuất, kinh doanh phân bón phối hợp tổ chức tuyên truyền phổ biến, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ kinh doanh, cách nhận biết phân bón giả, phân bón kém chất lượng cho các hộ kinh doanh và hộ sử dụng phân bón.
Công tác tham mưu của các ban, ngành trực thuộc UBND về thực hiện Nghị định 202 của Chính phủ được các huyện thực hiện khá tốt với chương trình phối hợp giữa liên ngành giữa Hội ND, UBMTTQ, phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng Kinh tế- Hạ tầng. Công tác kiểm tra, giám sát được UBND các huyện tích cực thực hiện.
Qua kiểm tra, giám sát đã thu giữ, tiêu hủy và phạt tiền của người bán phân bón giả, kém chất lượng. Cơ quan chức năng đã thu giữa và tiêu hủy 2.175 kg phân bón giả tại hộ bà Nguyễn Thị Xuân ở xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng với mức xử phạt trê 16 triệu đồng.
Tại huyện Lục Nam cơ quan chức năng đã thu giữ và buộc tiêu hủy 7,76 tấn phân bón NPK giả, xử phạt hành chính 50 triệu đồng; xử phạt 12 vụ vi phạm các điều kiện về kinh doanh phân bón với số tiền 16,5 triệu đồng.
Qua khảo sát tại một số hộ kinh doanh phân bón trên địa bàn 10 xã, thị trấn của 5 huyện trên địa bàn có 14 hộ kinh doanh không có giấy phép, đặc biệt tại xã An Lập và thị trấn An Châu huyện Sơn Động. Ở xã Tư Mai huyện Yên Dũng có 8 cơ sở không có giáy phép kinh doanh và đa số các đại lý khi bán hàng đều không xuất hóa đơn cho người mua hàng.
Ngoài ra, nhiều cơ sở kinh doanh không có bảng niên yết giá bán các mặt hàng phân bón theo quy định, không để phân bón trên kệ, thiếu các tiêu lệnh phòng cháy, không có phương án bảo vệ môi trường, nhiều loại phân bón để chung với các mặt hàng thức ăn chăn nuôi, giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật.
Đồng thời khi kiểm tra, giám sát tại các cơ sở kinh doanh, nhiều cơ sở không xuất trình được giấy chứng nhận hợp về mặt hàng phân bón, không có hợp đồng kinh tế với các công ty, đại lý cung cấp phân bón. Bởi vậy gây rất nhiều khó khăn đối với công tác quản lý và giải quyết tranh chấp giữa các hộ kinh doanh khi xảy ra sai phạm.
Qua phỏng vấn, khảo sát 30 hộ sử dụng phân bón trên địa bàn 10 xã của 5 huyện trên địa bàn tỉnh cho thấy bà con còn thiếu am hiểu kiến thức về các loại phân bón. Nhiều bà con nông dân cho biết họ sử dụng các loại phân bón cho cây trồng chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và thói quen hoặc thông qua các buổi tư vấn, tập huấn sử dụng phân bón cho một số cây trồng, do đó chưa ý thức được quyền lợi của người sử dụng khi mua các loại sản phẩm phân bón. Đặc biệt việc tuân thủ kỹ thuật sử dụng phân bón đảm bảo sức khỏe và hạn chế ô nhiễm môi trường, tình trạng vỏ bao bì vứt bữa bãi chưa được thu gom xử lý.
Bên cạnh việc thành lập đoàn trực tiếp và phối hợp giám sát, Hội ND các cấp còn tổ giám sát được 2.600 lượt về việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân ở các cấp Hội, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; giám sát việc thực hiện các dự án nguồn Quỹ HTND các cấp, chính sách vay vốn với ngân hàng Chính sách Xã hội, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại 2.445 tổ vay vốn với 75.620 thành viên vay vốn.
Đối với công tác phản biện xã hội, Hội ND tỉnh đã tham gia góp ý kiến và phản biện được 17 ý kiến vào các dự án, đề án phát triển kinh tế xã hội. Từ năm 2015 đến nay, Hội ND tỉnh đã góp ý vào các văn bản luật như: Luật Đất đai 2013, Luật Môi trường, Bộ luật Dân sự, Luật Trưng cầu ý dân, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, một số nội dung về Đề án quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung; xây dựng các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới tại xã, thôn; việc dạy nghề cho lao động nông thôn, chuyển đổi cơ cấu nghề cho lao động.
Trong đó, Hội ND tỉnh và 10 huyện, thành Hội đã tổ chức hội nghị BCH mở rộng lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đảng bộ các cấp, đạt được 187 lượt ý kiến tham gia vào một số nội dung như: Đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.
Những kết quả của hoạt động giám sát, phản biện xã hội đã góp phần quan trọng trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật, các nghị quyết, quyết định của Chính phủ, UBND, hoạt động của Hội đồng nhân dân phát huy vai trò, chức năng của tổ chức Hội trong việc tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.