|
Các cấp Hội thực hiện tốt chương trình phối hợp giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tự nông nghiệp (Ảnh minh họa) |
Thực hiện Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị ban hành Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, các cấp Hội đã tích cực tổ chức phổ biến quán triệt, tuyên truyền vận động và hướng dẫn hội viên, nông dân tích cực thực hiện.
Năm 2016, Hội ND các cấp tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, nông dân trong việc tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền được 34 cuộc có 1.029 lượt, đối tượng cán bộ chủ chốt cấp huyện, cơ sở và chi Hội.
Ngoài ra, Hội ND tỉnh lồng ghép lớp nghiệp vụ công tác Hội đã triển khai thực hiện Quy chế giám sát và phản biện xã hội cho 344 đồng chí là cán bộ chuyên trách cấp huyện và Hội ND cơ sở; tổ chức thực hiện góp ý bằng văn bản đối với cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước.
Trọng tâm là tham gia đóng góp dự thảo văn kiện đại hội Đảng các cấp, các nghị quyết của Đảng, đóng góp ý kiến đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp được 234 cuộc, có 7.020 lượt ý kiến, nội dung tham gia góp ý các chương trình dự án có liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tham gia giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm. Hội còn tạo điều kiện cho cán bộ, hội viên, nông dân tham gia các kỳ tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân 3 cấp được 74 cuộc có 3.422 lượt người tham dự và có tham gia 324 lượt ý kiến, nội dung xoay quanh các loại vật tư nông nghiệp, giá điện, các công trình phục vụ dân sinh và một số vấn đề có liên quan đến đời sống nhân dân.
Qua kiểm tra từng bước tạo được sự chuyển biến tích cực đối với cán bộ, hội viên, nông dân trong việc tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Hội ND các cấp có tham gia góp ý phản biện đối với nhiều văn bản quy phạm pháp luật, nội dung tham gia góp ý cụ thể ở từng nhóm lĩnh vực.
Năm 2016, Hội ND tỉnh thực hiện Kế hoạch số 103-KH/HNDTW của Ban Thường vụ TW Hội Hội NDVN về “Thực hiện công tác giám sát và phản biện xã hội”, kế hoạch số 01-KH/BCĐ-CTPH của Ban chỉ đạo thực hiện chương trình phối “Giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp” đã đạt được những kết quả cụ thể.
Đối với hoạt động của Ban chỉ đạo cấp tỉnh, Hội ND tỉnh tổ chức 11 lớp tập huấn với nội dung quy định pháp luật trong quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp; phương pháp nhận biết sản phẩm giả, kém chất lượng; phương pháp sử dụng vật tư nông nghiệp hiệu quả, an toàn thực phẩm, nuôi trồng thủy sản và bảo vệ môi trường; hướng dẫn kỹ năng tổ chức thực hiện việc giám sát cho 440 người dự là thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc; Hội ND cơ sở và một số nông dân trực tiếp sản xuất.
Hội phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các ngành chức năng tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được 1.349 lượt, số trường hợp vi phạm 218 trường hợp với số tiền nộp phạt 1.952.331.000 đồng. Nội dung các vi phạm chủ yếu là kinh doanh hàng hóa không đạt chất lượng so với công bố, ngoài danh mục cho phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sai nhãn, sơ sở kinh doanh không đủ thủ tục hành chính theo quy định, không đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất.
Bên cạnh đó, Hội phối hợp với Sở Công thương tổ chức tuyên truyền lĩnh vực phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y; tổ chức hội nghị tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật về kinh doanh phân bón vô cơ cho 62 cơ sở kinh doanh phân bón trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, các đội quản lý thị trường còn tuyên truyền, vận động các cơ sở sản xuất, kinh doanh đăng ký cam kết không kinh doanh hàng hóa nhập lậu, không sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả, hàng hóa không đảm bảo chất lượng, hàng hóa không có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với phân bón thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y với số lượng 1.322 cơ sở đăng ký.
Hội phối hợp với Mặt trận Tổ quốc tỉnh chỉ đạo trong hệ thống phối hợp các ngành có liên quan tổ chức tuyên truyền trong hội viên, nông dân và các tầng lớp nhân dân được 286 cuộc, có trên 10.000 lượt người dự, về Nghị định 185, Quyết định 35.
Đối với hoạt động của Ban chỉ đạo cấp huyện, hiện có có 10/11 đơn vị ký kết Chương trình phối hợp với Phòng Kinh tế, Phòng Nông nghiệp, Phòng Công thương, Mặt trận Tổ quốc huyện và có 8/11 đơn vị thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc với số lượng 76 thành viên tham gia.
Ban chỉ đạo cấp huyện tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, nông dân về vai trò trách, trách nhiệm và các hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Hội. Trọng tâm là giám sát thực hiện pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp; các chương trình dự án về xây dựng nông thôn mới, các chính sách hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh với 170 cuộc, có 7.112 lượt người dự. đồng thời phối hợp Phòng kinh tế và các ngành liên quan giám sát 03 cơ sở, thực hiện kiểm tra được 338 cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, kết quả phân loại có 257 cơ sở đạt loại A, 55 cơ sở đạt loại B, 26 cơ sở đạt loại C (trong đó xử phạt 13 vụ số tiền 246.989.000 đồng).
Trong thời gian tới, các cấp Hội xây dựng kế hoạch giám sát và phản biện xã hội phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Hội, kịp thời bổ sung nội dung giám sát và phản biện xã hội; phối hợp với cấp ủy, chính quyền tổ chức đối thoại theo định kỳ giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với cán bộ, đảng viên, hội viên, nông dân; thường xuyên báo cáo kịp thời kết quả giám sát và phản biện xã hội cho cấp ủy Đảng, chính quyền; theo dõi, giám sát việc tiếp thu và khắc phục, sửa chữa những hạn chế, khuyết điểm của các đơn vị đã được giám sát.