TƯ Hội Nông dân Việt Nam: Tăng cường các chính sách hỗ trợ nông dân
(KNTC) Hoạt động giám sát, phản biện xã hội là một trong những nhiệm vụ chính trị thường xuyên trong hoạt động của tổ chức Hội Nông dân theo quy định trong Điều lệ của Hội các cấp. Từ khi có Quyết định 217, công tác giảm sát, phản biện được đi vào nề nếp, cụ thể, hàng năm đều được Ban Thường vụ Trung ương Hội ban hành Kế hoạch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.
Năm 2016, các cấp Hội thường xuyên tuyên truyền để cán bộ, hội viên nông dân hiểu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung và trách nhiệm của hội viên, nông dân về hoạt động giám sát và phản biện xã hội, đồng thời tuyên truyền các chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Hội Nông dân các tỉnh, thành Hội phối hợp với cơ quan chức năng tuyên truyền 14. 169 lượt bài phát biểu trên đài phát thanh, truyền hình, báo giấy, báo điện tử ở địa phương. Đặc biệt chú trọng tuyên truyền trên các phương tiện phát thanh địa phương tại các xã, phường, thị trấn về sử dụng vật tư nông nghiệp hiệu quả, an toàn; cách nhận biết sản phẩm an toàn; tuyên truyền về tác hại của chất cấm trong chăn nuôi, kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật cấm hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, Hội Nông dân các cấp đã linh hoạt thực hiện công tác tuyên truyền mang tính lồng ghép trọng các nội dung sinh hoạt tại chi, tổ Hội, các buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ Nông dân với pháp luật, bên cạnh đó lồng ghép với việc tổ chức các phong trào nông dân, các hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật.. Qua đó đã tổ chức 1.656 lớp tập huấn cho gần 98.780 cán bộ cơ sở, chi, tổ Hội và hội viên, nông dân. Nội dung tập huấn gồm: phương pháp, quy trình thực hiện giám sát; một số quy định của pháp luật về thuốc BVTV và kỹ năng giám sát và giám sát việc thực hiện pháp luật về VTNN. Năm 2016 các địa phương đã chú trọng lựa chọn các nội dung thiết thực phù hợp với tình hình thực thế tại địa phương để tổ chức hội nghị tập huấn điển hình như: Hội Nông dân tỉnh Hà Nam đã tổ chức 07 lớp tập huấn cho 790 cán bộ, hội viên, người sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản về quy trình sử dụng vật tư nông nghiệp an toàn, hiệu quả và các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, đồng thời tham gia hội nghị giám sát của UB MTTQ Tỉnh giám sát việc thực hiện luật an toàn thực phẩm từ năm 2015 đến 6 tháng đầu năm 2016 tại một số cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh trong việc triển khai và thực hiện Luật An toàn thực phẩm; Hội Nông dân tỉnh Bình Dương tập huấn để trang bị kỹ năng, kiến thức cho cán bộ Hội cơ sở và hội viên, nông dân về phương pháp nhận biết sản phẩm vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng...
Trung ương Hội NDVN chủ trì, phối hợp với Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật VN, Hội chữ thập đỏ Việt Nam đã tiến hành giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với nhân dân vùng bị ảnh hưởng của hiện tượng hải sản chết bất thường tại tỉnh Quảng Bình. Kết quả cho thấy: việc thực chính sách hỗ trợ khẩn cấp của Chính phủ, của địa phương và nguồn cứu trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng được thực hiện công khai, kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng. Đoàn giám sát chưa phát hiện tiêu cực, làm sai quy định như thất thoát, bớt xén, phân bổ không đúng đối tượng. Tuy nhiên, một số hộ chưa được nhận đủ chế độ hỗ trợ do khâu thống kê thiệt hại ban đầu ở cơ sở chưa đầy đủ. Đồng thời, đoàn giám sát phát hiện một số khó khăn, vướng mắc, bất hợp lý trong chính sách và kiến nghị với Chính phủ, địa phương điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.
Tại các tỉnh, thành Hội công tác giám sát được tiến hành thường xuyên thông qua báo cáo hàng tháng của Hội Nông dân huyện, thị, thành phố; tham dự hội nghị sơ kết, hội nghị chuyên đề. Đặc biệt giám sát của UVTV phụ trách địa bàn. Năm 2016 Hội Nông dân các tỉnh, thành phố chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức 786 cuộc giám sát tại địa bàn một số huyện, xã về việc thực hiện một số chính sách, pháp luật triển khai trên địa bàn nông thôn có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của nông dân, trọng tâm là: giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh VTNN; các chính sách hỗ trợ nông dân bị thiệt hại do thiên tai như rét hại ở các tỉnh miền núi phía bắc; hạn hán ở các tỉnh miền Trung, Tây nguyên; xâm nhập mặn tại các tỉnh Tây Nam bộ hải sản chất bất thường ở các tỉnh miền Trung; việc thu, chi các khoản đóng góp của nông dân trong xây dựng nông thôn mới, chính sách đền bù cho các hộ bị thiệt hại do sự cố Fomosa, Chương trình dự án 135, Nghị quyết 30 A của Chính phủ....Thông qua hoạt động giám sát đã kiến nghị với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở địa phương xem xét, xử lý nhiều vấn đề cụ thể về bất cập, yếu kém trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Một số địa phương tiêu biểu: Quảng Ninh, Bắc Giang, Bình Định, Lâm Đồng, An Giang, Kiên Giang, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Năm 2016, các cấp Hội Nông dân Việt Nam đã nghiêm túc thực hiện Quy chế giám sát và phản biện xã hội, thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị; Kết quả bước đầu đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, hội vên nông dân trong việc thực hiện Quy chế về giám sát, phản biện xã hội từ đó tạo sự thống nhất về nhận thức, phương pháp, cách thức triển khai thực hiện trong hệ thống Hội các cấp. Công tác phối hợp với các ngành liên quan tổ chức các hoạt động giám sát, trọng tâm là giám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với nông dân bị thiệt hại do hạn hán ở miền Trung, Tây nguyên; xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu long; thiệt hại do hiện tượng hải sát chết bất thường ở các tỉnh miền Trung và giám sát việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp đã mang lại kết quả quan trọng. Thông qua hoạt động giám sát của Hội bước đầu đã tạo sự chuyển biến về nhận thức và trách nhiệm của tổ chức Hội Nông dân các cấp và cán bộ, hội viên, nông dân đối với nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội.