Bạc Liêu: Hòa giải thành 1.135 vụ việc
09:00 - 29/08/2017
Thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở tư pháp thường xuyên kiểm tra việc hoạt động của Tổ Hòa giải ở cơ sở; tập trung kiện toàn, nâng chất các Tổ Hòa giải ở cơ sở.



Hiện nay, các khóm, ấp có từ 1-2 Tổ Hòa giải cơ sở, tổng số toàn tỉnh có 540 tổ, thành phần chủ yếu là Bí thư chi bộ, Trưởng ấp, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Ban công tác mặt trận khóm, ấp, công an viên…
Công tác bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải viên ở cơ sở luôn được các cấp Hội quan tâm, chú trọng. Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho hòa giải viên ở cơ sở trên địa bàn tỉnh với số lượng người tham gia 497 người, cấp 497 bộ tài liệu và trên 200 cuốn sách pháp luật cho các Tổ hòa giải; trao tặng 63 tủ sách pháp luật cho 63/63 cơ sở Hội.



 
Hầu hết các vụ việc mâu thuẩn, tranh chấp, vi phạp pháp luật trong hội viên, nông dân đều được phát hiện kịp thời.Tùy theo tính chất, mức độ của vụ việc, tuy vào nội dung và thẩm quyền giải quyết các Tổ hòa giải kịp thời giải thích, hướng dẫn động viên các bên thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trong 03 năm qua, các tổ hòa giải theo thẩm quyền tiếp nhận hơn 1.500 đơn yêu cầu, khiếu nại của hội viên, nông dân ở cơ sở. Hòa giải thành 1.135 đơn, không thành 365 đơn, nội dung tranh chấp như: đất đai, hôn nhân gia đình, môi trường, thừa kế và một số tranh chấp khác…



Nhìn chung, 03 năm qua Hội Nông dân các cấp phối hợp với chính quyền, mặt trận, đoàn thể địa phương khá chặt chẽ. Về công tác Hòa giải ở cơ sở đã có  nhiều cố gắng tích cực thể hiện trên các mặt như: Phối hợp tuyên truyền, phổ biến Luật cho đoàn viên, hội viên và nhân dân trong tỉnh; Phối hợp trao đổi, hướng dẫn hòa giải các vụ việc phức tạp; Giám sát, phản biện việc thi hành Luật, các chế độ, động viên, khen thưởng các Tổ duy trì hoạt động; Trực tiếp làm hòa giải viên đối với một số vụ việc mà các bên là đoàn viên, hội viên của tổ chức mình. Bên cạnh đó các cấp Hội trực tiếp Hiệp thương giới thiệu người tham gia Tổ hòa giải, tổ chức Hội nghị nhân dân khu phố, ấp, khóm để lựa chọn bầu hòa giải viên, kịp thời tổ chức giới thiệu bầu bổ sung khi có biến động…
Có thể nói,  việc giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng dân cư bằng đàm phán, thương lượng, hòa giải là nét văn hóa truyền thống lâu đời của nhân dân ta. Luật Hòa giải ở cơ sở ra đời tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống nên nhanh chống đi vào cuộc sống được nhân dân và hội viên, nông dân tiếp nhận và đồng tình ủng hộ. Cùng với đó là sự  quan tâm của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức thành viên , chỉ đạo và phối hợp triển khai thực hiện hiệu quả công tác Hòa giải cơ sở mang lại, không chỉ củng cố mối quan hệ tình làng, nghĩa xóm, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà còn góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh địa phương…




Công tác hòa giải góp phần vào truyên truyền, phổ biến pháp luật, nhận thức pháp luật nên số người vi phạm pháp luật ít hơn, tình hình được ổn định hơn, phong trào “Sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật” hình thành và phát triển.Tình làng nghĩa xóm được tăng cường, khối đại đoàn kết càng được củng cố thúc đẩy các phong trào quần chúng tự quản, xây dựng nếp sống văn minh đô thị tốt hơn, vững chắc hơn.Khi tình hình cuộc sống ổn định, quan hệ trong công đồng ổn định, chặt chẽ, làm cho mỗi gia đình, cá nhân yên tâm lao động sản xuất, công tác, làm ăn hiệu quả hơn.Các tranh chấp mâu thuẫn được phát hiện, giải quyết kịp thời đã góp phần phòng ngừa tội phạm, hạn chế tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp của công dân, nhất là lực lương nông dân hiện nay./.
Phương Linh
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp