(KNTC) Sau 03 năm triển khai thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở, hoạt động hòa giải ở cơ sở của tỉnh Sóc Trăng đã và đang từng bước được nâng cao về chất lượng, tổ chức và hoạt động ngày càng đi vào nền nếp, có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.
Sóc Trăng là một tỉnh ven biển thuộc
đồng bằng sông Cửu Long được người Việt đến khai khẩn trong khoảng hơn 200 năm nay. Ngoài
người Chăm bản địa, Sóc Trăng còn là địa bàn cư trú của các
dân tộc Kinh,
Hoa,
Khmer. Do đó, công tác hòa giải ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng tình làng, nghĩa xóm, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân trong tỉnh. Nhận thức được vai trò quan trọng của nó, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh đã sớm có những chỉ đạo thực hiện công tác này kịp thời góp phần đưa hoạt động hòa giải ở cơ sở của tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, hiệu quả; chất lượng hoạt động hoà giải cơ sở được nâng lên.
Cụ thể: Sau khi Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 có hiệu lực, Tỉnh ủy đã có Công văn số 708-CV/TU, ngày 18/6/2014 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác hòa giải ở cơ sở; HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2014/NQ-HĐND, ngày 10/12/2014 quy định mức chi bảo đảm cho công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 03/12/2013 về triển khai thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh… UBND cấp huyện cũng kịp thời ban hành chương trình, kế hoạch để triển khai công tác này trên địa bàn góp phần sớm đưa các quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở vào cuộc sống.
Triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch của tỉnh về công tác hòa giải ở cơ sở, trong 03 năm qua, tỉnh đã quan tâm tổ chức nhiều đợt tập huấn nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho lực lượng hòa giải viên ở cơ sở cũng như đổi mới phương thức nhằm nâng cao chất lượng phổ biến, quán triệt Luật Hòa giải ở cơ sở như: Tổ chức Hội nghị giới thiệu chuyên sâu về Luật hòa giải, hướng dẫn kiện toàn lực lượng hòa giải ở cơ sở cho lãnh đạo các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật, Báo cáo viên pháp luật, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các huyện, thị xã, thành phố và Trưởng phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố; 11/11 huyện, thị xã, thành phố cũng tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ và bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho lực lượng làm công tác hòa giải cơ sở tại địa phương mình; đặc biệt, năm 2016, việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở được tổ chức bằng hình thức tọa đàm trực tiếp trao đổi, thông tin, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, giúp nhau tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn công tác hòa giải tại địa phương. Bên cạnh đó, tỉnh còn biên soạn và cấp phát 9.000 Sổ tay pháp luật dành cho hòa giải viên, 7.500 Sổ tay pháp luật dành cho tuyên truyền viên; 2.000 Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở đồng thời mở các chuyên mục, chương trình, tin, bài… trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tỉnh cũng đã chỉ đạo tổ chức thành công Hội thi Hòa giải viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và đạt giải Ba toàn đoàn tại Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ III - Khu vực phíaNam năm 2016.
Các tổ hòa giải từng bước được được kiện toàn bảo đảm đúng quy định, hoạt động của các tổ hòa giải dần đi vào nề nếp, chất lượng hoạt động hoà giải cơ sở được nâng lên. Cụ thể, trong 03 năm qua, các Tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận 10.108 vụ việc; trong đó, hòa giải thành: 8.575 vụ việc, đạt tỷ lệ 84.8%.
Qua đó, hỗ trợ đắc lực cho chính quyền địa phương trong việc giải quyết trực tiếp những vụ việc vi phạm pháp luật, tranh chấp nhỏ trong nhân dân, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, hạn chế đơn thư, khiếu nại vượt cấp, tiết kiệm thời gian và tiền bạc của cơ quan nhà nước và công dân.