Các cấp Hội tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 26
15:10 - 31/12/2014
Trong năm 2014, Ban Thường vụ Hội Nông dân Long An đã chủ động tham mưu xây dựng kế hoạch hoạt động triển khai xây dựng mô hình ở 02 xã điểm (xã Mỹ Thạnh Tây - huyện Đức Huệ và xã Thạnh Đức - huyện Bến Lức) là những nơi thường xuyên xảy ra khiếu nại, tố cáo của nông dân, qua đó đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình.

Theo đó, mỗi huyện, thị xã và thành phố đều có xây dựng mô hình điểm, diện để rút kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện, đồng thời chỉ đạo cho các xã, phường, thị trấn tiếp tục thành lập, củng cố BCĐ 26, đến nay trong toàn tỉnh đã thành lập 160/188 Ban chỉ đạo 26 cấp cơ sở, đạt 85%.

 

Nhìn chung, BCĐ 26 các cấp tiếp tục được củng cố kiện toàn, hoạt động từng bước đi vào nề nếp, trong đó hoạt động BCĐ 26 các huyện, thị xã, thành phố có nhiều chuyển biến tích cực, quan tâm chọn điểm, diện để thực hiện và đánh giá rút kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình có hiệu quả. Vai trò cán bộ Hội Nông dân cấp huyện, xã từng bước được phát huy, có nhiều cố gắng tích cực tham mưu BCĐ phối hợp thực hiện Chỉ thị 26 của Thủ tướng Chính phủ góp phần giảm bớt tình trạng tranh chấp khiếu nại kéo dài, đông người, vượt cấp.

 

BA năm qua, Hội nông dân thành phố Nha Trang, Khánh Hòa  đã phối hợp với các ngành tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho trên 39 ngàn lượt cán bộ, hội viên nông dân, trợ giúp pháp lý cho 1.176 trường hợp, tham gia giải quyết 48 đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến nông dân, hòa giải thành công 132 vụ việc.

 

 

Từ đầu năm đến nay, các cấp Hội đã phối hợp với chính quyền, các ngành, đoàn thể cùng cấp tổ chức tuyên truyền được 2.168 buổi/ 75.015 lượt ngườitham gia. Trong đó tuyên truyền về pháp luật được 342 buổi/11.393 lượt hội viên nông dân, trợ giúp pháp lý được 83 buổi/309 lượt hội viên nông dân.

 

 

Năm qua, các cấp Hội ND tỉnh Bắc Cạn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến hội viên nhằm nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của hội viên nông dân, góp phần giảm khiếu kiện, ổn định an ninh trật tự ở nông thôn. Cùng với công tác tuyên truyền, hoạt động hoà giải ở cơ sở, xây dựng tủ sách pháp luật được các cấp Hội thực hiện có hiệu quả. HND tỉnh xây dựng được 4 CLB “nông dân với pháp luật” với 200 thành viên. CLB sinh hoạt định kỳ mỗi tháng một lần, là nơi nông dân tìm hiểu về chính sách pháp luật, trao đổi tháo gỡ vướng mắc về pháp luật và tư vấn pháp luật cho hội viên nông dân. 

 

 

Đồng thời, các cấp Hội đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tiếp nhận và giải quyết 13 đơn thư khiếu nại tố cáo của nông dân, chủ động sâu sát địa bàn thôn, xóm, nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm tư nguyện vọng của hội viên nông dân, giải thích, hướng dẫn và hòa giải thành công 45 vụ mâu thuẫn trong nội bộ nông dân chủ yếu về tranh chấp đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng…

 

 

Năm 2014, Hội ND Quảng Ninh tổ chức được 4.766 buổi tuyên truyền; tập huấn, phổ biến cho hơn 226.000 lượt hội viên nông dân về chính sách, pháp luật. Các hoạt động tham gia GPMB, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân, thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội đã được phối hợp có hiệu quả, trong đó có vai trò tham gia của Hội.

 

 

Trong năm, Hội ND cơ sở thuộc tỉnh Bắc Giang tại địa bàn có đồng bào dân tộc thiểu số đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến được 1.235 buổi; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng được 1.823 lượt…tập trung về các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước như: Hiến pháp 2013, Luật Đất đai, Luật Giao thông đường bộ, Luật Biển Việt Nam, Luật Hình sự, Luật Phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em; Luật Hôn nhân gia đình; Luật Khiếu nại, Luật tố cáo; Pháp lệnh về thực hành dân chủ ở xã, phường, thị trấn; chính sách đối với người có uy tín, hỗ trợ về đất ở, nước sinh hoạt.

 

 

Các cơ sở Hội đã phối hợp tổ chức trợ giúp pháp lý cho hơn 5 nghìn lượt người tham dự; tiếp nhận và phối hợp giải quyết hàng nghìn đơn thư, tổ chức hòa giải thành công hàng trăm vụ mâu thuẫn nội bộ đảm bảo thấu tình đạt lý; tổ chức thành công hội thi “Nông dân tìm hiểu pháp luật ATGT” . Đặc biệt, với 168 mô hình CLB “Nông dân với Pháp luật”, “tủ sách pháp luật”, các mô hình điểm thực hiện Chỉ thị số 26/2001/CT-TTg… đang được duy trì và nhân rộng, đã tạo điều kiện cho nông dân được trao đổi, nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, góp phần tích cực nâng cao nhận thức, kiến thức hiểu biết về pháp luật cho nông dân nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng.

 

 

 

Tuy nhiên, ngoài những kết quả đã đạt được, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận hội viên nông dân chưa cao. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sâu rộng trong cán bộ, hội viên nông dân là nhiệm vụ quan trọng của các cấp Hội.

 

 

Mai Châu

Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp