Khánh Hòa: Kết quả thực hiện Chỉ thị 26 và hiệu quả trong công tác tuyên truyền pháp luật.
Ngay từ đầu năm 2014, Hội Nông dân tỉnh đã Xây dựng Chương trình công tác kiểm tra; chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thị, thành Hội xây dựng chương trình và thực hiện công tác kiểm tra theo hướng dẫn. Trong đó tập trung thực hiện tốt Chỉ thị 26/2001/CT-TTg và những nội dung mới trong Công văn 1502/TTg-V.II của Thủ tướng Chính phủ ở các cấp Hội. Chỉ đạo các huyện, thị, thành Hội xây dựng xã điểm thực hiện Chỉ thị 26 của Thủ tướng Chính phủ, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, trong năm đã thực hiện đạt được một số kết quả như sau:
Triển khai Chỉ thị 26 và Công văn 1502 của Thủ tướng Chính phủ; thời gian qua Hội Nông dân tỉnh chủ động xây dựng Kế hoạch hoạt động thực hiện Chỉ thị 26 năm 2014 trong đó tập trung công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận của UBND tỉnh về thực hiện Chỉ thị 26 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; Xây dựng điểm của tỉnh; cung cấp tài liệu sinh hoạt; Hướng dẫn Hội Nông dân các huyện, thị xã thành phố xây dựng Kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm 2014... Đồng thời tổ chức quán triệt trong Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Chương trình công tác kiểm tra năm 2014 của Ban Thường vụ Trung ương Hội. Tiếp tục tổ chức thực hiện Đề án “Nâng cao vai trò trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam” theo Kết luận số 61-KL/TW ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư và Quyết định số 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Các cấp Hội cùng với chính quyền xây dựng cơ chế phối hợp công khai cho dân biết những vấn đề có liên quan đến quyền lợi trực tiếp như đất đai, bồi thường, hỗ trợ giải tỏa, giải phóng mặt bằng, huy động đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, quản lý thu chi các nguồn quỹ, các dự án kinh tế, xã hội; nhiều công trình trọng yếu ở cơ sở như đường giao thông nông thôn, hệ thống chiếu sáng, trạm y tế, các công trình phúc lợi… đã được xây dựng dưới hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm... góp phần đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới. Chính nhờ thực hiện tốt QCDC ở cơ sở ở địa bàn nông thôn, đã góp phần tích cực, hạn chế khiếu nại, tố cáo phát sinh.
Năm 2014, xây dựng 01 điểm thực hiện Chỉ thị 26/2001/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ gắn với việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở xã, phường, thị trấn ở xã Cam An Nam (Cam Lâm); tính đến nay toàn tỉnh xây dựng 62 điểm thực hiện Chỉ thị 26/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ gắn với việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở xã, phường, thị trấn. Xây dựng 62 CLB Nông dân với pháp luật và mạng lưới cộng tác viên hòa giải tại các chi Hội là thôn, khóm, tổ dân phố. CLB Nông dân với pháp luật là cầu nối giữa hội viên, nông dân với pháp luật, nông dân được thông tin, được trợ giúp pháp lý, được tư vấn về pháp luật, được CLB bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi mình bị xâm phạm. Tiếp hội viên nông dân, nhận giải quyết đơn thư khiếu tố, hạn chế khiếu kiện sai, vượt cấp…
Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội, nhất là cơ sở thực hiện Nghị quyết liên tịch số 813/2008/NQLT-TTCP-BTTUBTƯ MTTQVN- TƯ HND VN về Ban hành quy chế phối hợp giữa UBND xã, phường, thị trấn với UBMTTQVN, Hội Nông dân cùng cấp trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Thông qua Chương trình quốc gia phổ biến GDPL cho hội viên, nông dân
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho hội viên, nông dân được thực hiện đa dạng bằng nhiều hình thức: thông qua Câu lạc bộ Nông dân với pháp luật, qua các phương tiện thông tin đại chúng, Bản tin Công tác Hội; gắn với lực lượng tuyên truyền viên, cộng tác viên, cán bộ Tư pháp cơ sở để tuyên truyền, phổ biến…. Trong năm 2014, Hội Nông dân các cấp phối hợp tổ chức phổ biến GDPL cho 84.312 lượt hội viên, nông dân, trong đó 75% buổi được tổ chức tại cơ sở, địa bàn dân cư. Tổ chức tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho 2.585 lượt hội viên, nông dân.
Việc tham gia tiếp hội viên, nông dân; hòa giải, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đều bố trí cán bộ tham gia tiếp hội viên, nông và xử lý đơn thư. Khi nhận đơn thư, cán bộ Hội có trách nhiệm phân loại: đối với những đơn thư thuộc thẩm quyền của Hội thì tiến hành giải quyết, đơn thư không thuộc thẩm quyền thì Hội tham gia giải quyết cùng với các ngành chức năng. Cán bộ tiếp hội viên, nông dân còn có nhiệm vụ giải thích, hướng dẫn, trả lời cho hội viên, nông dân biết về pháp luật, hướng dẫn gửi đơn đúng nơi, đúng chỗ tránh vượt cấp….
Trong năm, các cấp Hội trong tỉnh mà chủ yếu là các tổ hòa giải chi, tổ Hội trực tiếp hòa giải nhiều mâu thuẫn nhỏ, xích mích trong gia đình, quan hệ xóm giềng; tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh từ quan hệ dân sự… có 1.108 vụ tranh chấp, mâu thuẫn được Hội hoà giải, trong đó 494 vụ hòa giải thành. Có vụ mâu thuẫn, phức tạp không thể hòa giải được ngay, cán bộ Hội phối hợp với tổ hòa giải của chính quyền, phân tích và giúp đỡ giúp hội viên, nông dân tìm hiểu thêm những quy định mới của pháp luật, từ đó tự tháo gỡ vướng mắc đi đến thõa thuận với nhau.
Công tác phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý; Các cấp Hội chủ động phối hợp với ngành Tư pháp, Thanh tra, Tài nguyên- Môi trường mở các lớp tập huấn về pháp luật như: Luật Đất đai; Luật khiếu nại, Luật tố cáo và công tác hòa giải và tham gia giải quyết KNTC…. Từu đó đem lại hiệu quả thiết thực đối với đời sống hội viên, nông dân, ý thức pháp luật nâng cao, an ninh trật tự xã hội nông thôn đi vào nề nếp và tập trung phát triển kinh tế nông thôn ngày càng vững mạnh.
Duyên Hà