Tiền Giang đẩy mạnh công tác hòa giải ở cơ sở
14:27 - 14/01/2014
Trong quá trình thực hiện Chỉ thị 26/2001/CT/TTg, các cấp Hội Nông dân Tiền Giang luôn lấy công tác hòa giải ở cơ sở làm nhiệm vụ trọng tâm. Phát huy thế mạnh của tổ chức hội đó là vừa rộng khắp, vừa gần gũi sâu sát, có uy tín đối với nông dân, Hội Nông dân cơ sở kịp thời phát hiện những mâu thuẩn mới phát sinh, tâm lý của từng đối tượng để có hình thức hòa giải phù hợp.

 Đồng thời kiên trì vận động, thuyết phục với nhiều hình thức hòa giải linh hoạt như: dựa trên tình làng nghĩa xóm, anh chị em, thân tộc, qua đối thoại trực tiếp, qua sinh hoạt chi, tổ hội, qua người có uy tín với đối tượng và phối hợp với chính quyền, các đoàn thể để tổ chức hòa giải. Trong đó tập trung hòa giải tại chi, tổ hội, kịp thời giải quyết mâu thuẩn ngay tại ấp. Trong  năm qua Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã hòa giải thành được 416 vụ/928 vụ, góp phần đảm bảo trật tự xã hội ở nông thôn, hạn chế tối đa việc khiếu nại vượt cấp, vừa nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân, vừa giữ được tình làng, nghĩa xóm, tăng cường khối đoàn kết trong cộng đồng dân cư, những nơi làm tốt công tác hòa giải là Gò Công Tây, Gò Công Đông, Cái Bè…

Đối với những vụ việc hòa giải không thành hoặc những vụ việc khiếu kiện phức tạp, đông người, theo tinh thần Chỉ thị 26 các cấp Hội tiếp tục theo sát quá trình giải quyết khiếu nại, từ đó kết hợp giữa công tác vận động thuyết phục của Hội với biện pháp hành chính của chính quyền, chú trọng việc hòa giải trong và sau khiếu kiện.

Thực hiện tinh thần chỉ thị 26, UBND tỉnh và Hội Nông dân tỉnh đã đề ra quy chế phối hợp thực hiện việc giải quyết khiếu nại tố cáo của nông dân, tạo điều kiện cho các cấp Hội tham gia ngay từ đầu trong suốt quá trình giải quyết. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân UBND các cấp luôn tham khảo ý kiến của Hội Nông dân trước khi ra quyết định giải quyết và giao cho cơ quan chức năng phối hợp cùng Hội Nông dân vận động, thuyết phục nông dân khiếu kiện thực hiện các quyết định đúng của cấp có thẩm quyền.

Hội còn kết hợp với hai ngành Thanh tra và Tài nguyên- Môi trường trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân. Hội Nông dân được tham gia đoàn xác minh vụ việc cụ thể, làm rõ đúng sai và có chính kiến đề xuất với đoàn thanh tra. Nhiều vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp, các cơ quan thanh tra vừa giải quyết, các cấp Hội vừa chủ động tiến hành hòa giải, vận động, thuyết phục đối tượng chấp hành đúng luật khiếu nại, tố cáo. Với cách làm như trên trong năm Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã tham gia cùng chính quyền, ngành thanh tra, Tài nguyên- Môi trường giải quyết được 65/316 vụ việc khiếu nại tố cáo của nông dân, góp phần tích cực vào công tác giải quyết khiếu nại,tố cáo trên địa bàn tỉnh.

 Hội Nông dân xác định vấn đề khiếu nại, tố cáo của nông dân có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng là do trình độ nhận thức và chấp hành pháp luật của nông dân còn hạn chế, chất lượng thông tin chưa đầy đủ, chưa hiểu rõ chính sách pháp luật của Nhà nước. Từ đó ngộ nhận, cả tin dễ bị lợi dụng dẫn đến khiếu kiện phức tạp, kéo dài vì vậy các cấp Hội đều coi trọng việc phổ biến, học tập chính sách pháp luật gắn với việc hướng dẫn, giải thích, trợ giúp pháp lý cho nông dân, giúp nông dân tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, tự bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp của mình. Do đó việc trang bị kiến thức pháp luật, kỹ năng truyền đạt cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp trong tỉnh là điều cần thiết để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền vận động, thuyết phục cho hội viên, nông dân. Trong năm qua Hội Nông dân tỉnh và các huyện, thành, thị, phối hợp với Trường Chính trị tỉnh và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thành, thị tổ chức được 1 lớp chuyên đề về tuyên truyền giáo dục pháp luật cho cán bộ hội cơ sở có 146 cán bộ hội cơ sở tham dự.

 

                                                                      Quang Huy

Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp