Bạc Liêu: phối hợp với chính quyền trong việc thực hiện Chỉ thị 26
15:08 - 13/01/2009

HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

                              *                     Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2011

             Số : 499 - KH/HNDTW

                         

KẾ HOẠCH

Tổ chức Đại hội Hội Nông dân các cấp, tiến tới Đại hội

Đại biểu toàn quốc lần thứ VI Hội Nông dân Việt Nam

-------------

 

          Căn cứ Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam, căn cứ chương trình công tác toàn khóa của Ban Chấp hành Trung ương Hội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Hội Nông dân Việt Nam sẽ tổ chức vào quí IV/2013. Đại hội Hội Nông dân các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (nhiệm kỳ 2013 - 2018) là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng của Hội và giai cấp nông dân Việt Nam. Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ban hành Kế hoạch tổ chức Đại hội Hội Nông dân các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Hội Nông dân Việt Nam như sau:

 

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

 

1. Đại hội Hội Nông dân các cấp nhằm tổng kết, đánh giá việc thực hiện nghị quyết Đại hội trong nhiệm kỳ qua; xây dựng phương hướng, nhiệm vụ với những mục tiêu, giải pháp mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức Hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác Hội và phong trào nông dân.

2. Thông qua Đại hội, nâng cao nhận thức, tăng cường đoàn kết, khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo, trí tuệ của cán bộ, hội viên, nông dân; đồng thời tiếp tục đổi mới mạnh mẽ về nội dung, phương thức hoạt động, mô hình tổ chức của Hội, phát triển tổ chức Hội vững mạnh nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Hội; thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, Đại hội Đảng bộ các cấp và sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam.

3. Công tác nhân sự Đại hội và cơ quan lãnh đạo Hội các cấp phải thực hiện đúng quy định, quy trình, đảm bảo chất lượng, số lượng và cơ cấu hợp lý, có tính kế thừa và phát triển. Bầu đoàn đại biểu dự đại hội đại biểu cấp trên đảm bảo tiêu chuẩn, cơ cấu và số lượng được phân bổ; gồm những đồng chí tiêu biểu, có phẩm chất đạo đức, có năng lực, uy tín và có khả năng đóng góp vào sự thành công của Đại hội.

4. Việc chuẩn bị và tiến hành Đại hội Hội Nông dân các cấp phải chu đáo, trang trọng, đúng tiến độ, coi trọng chất lượng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm; phát huy trí tuệ, trách nhiệm của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và cán bộ Hội các cấp.

II. NỘI DUNG, CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ TIẾN HÀNH ĐẠI HỘI

 

1. Nội dung Đại hội Hội Nông dân các cấp

 

 

1.1- Tổng kết việc thực hiện nghị quyết của Đại hội nhiệm kỳ trước và xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về công tác Hội và phong trào nông dân trong nhiệm kỳ tới; kiểm điểm hoạt động của Ban Chấp hành nhiệm kỳ qua.

1.2- Thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội đại biểu Hội Nông dân toàn quốc và dự thảo văn kiện Đại hội Hội Nông dân cấp trên trực tiếp theo hướng dẫn của Trung ương Hội và Hội cấp trên. Kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam.

1.3- Bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới.

1.4- Bầu đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu Hội Nông dân cấp trên trực tiếp.

 

2. Xây dựng và tổ chức thảo luận các dự thảo văn kiện đại hội

 

2.1. Về chuẩn bị các dự thảo văn kiện đại hội

 

Văn kiện của Ban Chấp hành trình đại hội gồm:

- Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ: Đánh giá phải ngắn gọn, có tính khái quát, tập trung vào các vấn đề cốt lõi của phong trào nông dân và công tác tổ chức xây dựng Hội. Đánh giá đúng thực trạng tình hình công tác Hội và phong trào nông dân, những mặt mạnh, kết quả đạt được, thẳng thắn chỉ rõ những yếu kém, hạn chế, phân tích nguyên nhân chủ quan, khách quan, rút ra được những bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện các mặt công tác của Hội.

Phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân nhiệm kỳ tới: Cần bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; Nghị quyết Trung 7 khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020” đã được Ban Bí thư Trung ương Đảng thông qua; Quyết định số 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011 - 2020; nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ địa phương và định hướng, chỉ đạo của cấp uỷ để xác định rõ phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới với mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình hành động cụ thể; nội dung, biện pháp thiết thực, khả thi, phù hợp với nhiệm vụ chính trị của địa phương, nhu cầu nguyện vọng của hội viên, nông dân; khắc phục, sửa chữa những hạn chế, tồn tại trong nhiệm kỳ qua.

- Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành: Cần đề cao tinh thần tự phê bình và phê bình nghiêm túc, thẳng thắn; căn cứ chương trình công tác toàn khoá và quy chế hoạt động của Ban Chấp hành để đánh giá đúng mức kết quả lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; ý thức trách nhiệm của các uỷ viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; chỉ rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan của những khuyết điểm và hạn chế.

- Nghị quyết Đại hội Hội các cấp: Trên cơ sở các văn kiện của Đại hội, xây dựng dự thảo nghị quyết Đại hội gồm những nội dung cơ bản, quan trọng để Đại hội thảo luận, quyết định. Nghị quyết phải nêu đầy đủ nội dung phương hướng, nhiệm vụ và các chỉ tiêu cụ thể để Đại hội biểu quyết thông qua cho nhiệm kỳ tới.

 

2.2. Thảo luận các dự thảo văn kiện của đại hội

Việc thảo luận đóng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (Báo cáo chính trị và Điều lệ Hội), dự thảo văn kiện Đại hội của Hội cấp trên trực tiếp, dự thảo văn kiện Đại hội của cấp mình cần tổ chức lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của cán bộ, hội viên nông dân, các ban, ngành, đoàn thể liên quan. Thảo luận tập trung làm rõ những vấn đề đã, đang đặt ra trong công tác tổ chức, hoạt động của Hội và phong trào nông dân trong tình hình mới, khuyến khích trao đổi, tranh luận, đề xuất sáng kiến, các nội dung, giải pháp mới.

Việc thảo luận các dự thảo văn kiện được tiến hành trước hoặc trong Đại hội. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng và thời gian Đại hội, nên tổ chức thảo luận trước Đại hội đối với các văn kiện của Hội cấp trên. Báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp sẽ được trình bày tại Đại hội; tập trung thảo luận những vấn đề lớn, nội dung quan trọng còn có ý kiến khác nhau.

 

3. Về chuẩn bị nhân sự và tiến hành bầu cử cơ quan lãnh đạo Hội các cấp

 

Công tác chuẩn bị nhân sự và bầu cử cơ quan lãnh đạo Hội Nông dân các cấp phải thực hiện dân chủ, công khai, đúng quy chế, quy định, trên cơ sở quy hoạch cán bộ đã được phê duyệt.

            Việc lựa chọn, giới thiệu nhân sự Ban Chấp hành khóa mới phải căn cứ vào tiêu chuẩn chung của cán bộ được quy định trong Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII), Kết luận Hội nghị Trung ương 9 (khóa X) của Đảng và hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội. Ban Chấp hành, Ban Thường vụ phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định, có cơ cấu hợp lý, có tính kế thừa và phát triển; chú trọng cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số

.          

            3.1- Về tiêu chuẩn

            Nhân sự Ban Chấp hành các cấp phải đảm bảo các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn của từng chức danh theo quy định, đặc biệt nhấn mạnh những điểm sau:

- Có đạo đức và năng lực thực tiễn, kinh nghiệm trong công tác, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ do Ban Chấp hành phân công; am hiểu về tổ chức Hội, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; có uy tín và khả năng vận động, thu hút tập hợp hội viên, nông dân; nắm bắt thực tiễn, đề xuất chủ trương, giải pháp, vận dụng sáng tạo, đóng góp vào sự lãnh đạo của Ban Chấp hành.

- Có tinh thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Có năng lực tổ chức lãnh đạo, có khả năng cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng, của Đại hội Hội Nông dân toàn quốc, Nghị quyết Đại hội cấp trên và cấp mình, gắn với thực tiễn công tác Hội và tình hình hội viên nông dân ở địa phương.

- Có kiến thức tổng hợp trên nhiều lĩnh vực, có năng lực công tác xã hội, am hiểu tình hình địa phương và có khả năng huy động được các nguồn lực phục vụ cho hoạt động của tổ chức Hội. 

Trên cơ sở các tiêu chuẩn chung, các cấp Hội cần cụ thể hóa để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của địa phương mình.

 

3.2- Về số lượng và cơ cấu

            - Số lượng ủy viên Ban Chấp hành cấp nào do Đại hội cấp đó quyết định trên cơ sở:

            + Số lượng đơn vị hành chính trên địa bàn.

            + Số lượng cán bộ chủ chốt và cán bộ chuyên trách.

            + Số lượng các ngành liên quan và tiêu biểu

            + Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, đảm bảo sự lãnh đạo của Ban Chấp hành ở các lĩnh vực và địa bàn công tác.

- Số lượng ủy viên Ban Thường vụ không quá 1/3 so với tổng số ủy viên Ban Chấp hành.

 

* Cấp cơ sở (Xã, phường, thị trấn)

            - Số lượng ủy viên Ban Chấp hành không quá 19 đồng chí.

            - Có Chủ tịch và 01 phó Chủ tịch.        

           

            * Cấp huyện (Quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh)

            - Số lượng ủy viên Ban Chấp hành không quá 35 đồng chí.

            - Thường trực gồm Chủ tịch và 01 đến 02 Phó Chủ tịch.

           

            * Cấp tỉnh

            - Số lượng ủy viên Ban Chấp hành không quá 47 đồng chí.

            Thường trực gồm Chủ tịch, 02 đến 03 Phó Chủ tịch (Đối với các tỉnh/thành phố có quy mô dân số lớn, hội viên đông, địa bàn rộng hoặc mang tính đặc thù, có thể bầu 04 Phó Chủ tịch trên cơ sở được sự đồng ý của Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy và và Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam).

 

           

- Về cơ cấu: Có cơ cấu hợp lý để đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện và hiệu quả của Ban Chấp hành, việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở mỗi cấp.

+ Tỷ lệ ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ là nữ cấp tỉnh và Trung ương 25%; Cấp huyện, cơ sở 20%. Phấn đấu trong Thường trực các tỉnh, thành Hội có cán bộ nữ.

+ Đối với vùng dân tộc thiểu số và vùng có đạo cần có ủy viên là người dân tộc, người có đạo phù hợp với đặc điểm của từng địa phương. Cố gắng phấn đấu cao hơn hoặc ít nhất bằng nhiệm kỳ trước.

                                   

            3.3- Về độ tuổi

            Cơ cấu hợp lý giữa các độ tuổi để đảm bảo tính kế thừa và phát triển. Đối với người lần đầu tham gia Ban Chấp hành phải đủ thời gian trọn một nhiệm kỳ. Người tái cử phải đủ 1/2 nhiệm kỳ.

            Nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch các cấp phải được cấp ủy cùng cấp và Hội cấp trên trực tiếp phê duyệt.

 

4. Số lượng đại biểu Đại hội và bầu đoàn đại biểu dự đại hội cấp trên

       

4.1- Số lượng đại biểu Đại hội

 

Số lượng đại biểu dự Đại hội do Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội quyết định trên cơ sở số lượng hội viên, đơn vị hành chính, điều kiện kinh tế, ý kiến của cấp ủy cùng cấp và Hội Nông dân cấp trên trực tiếp.

Thành phần: + Ủy viên BCH đương nhiệm cùng cấp.

                         + Đại biểu do Đại hội bầu theo phân bổ.

                         + Đại biểu chỉ đinh (không quá 5%).

 + Đảm bảo tỷ lệ nữ 30%.

 

a) Cấp cơ sở

- Hội cơ sở có dưới 2.000 hội viên, triệu tập không quá 100 đại biểu.

- Hội cơ sở có từ 2.000 hội viên trở lên, triệu tập không quá 120 đại biểu.

 

 

b) Cấp huyện

- Huyện có dưới 15 cơ sở, triệu tập không quá 150 đại biểu

- Huyện có từ 15 cơ sở trở lên, triệu tập không quá 200 đại biểu

 

c) Cấp tỉnh

Số lượng đại biểu chính thức được triệu tập không quá 300 đại biểu. Riêng đối với Hà Nội, Thanh hóa, Nghệ An không quá 350 đại biểu.

Trường hợp vượt quá số đại biểu trên phải được sự đồng ý của Hội cấp trên trực tiếp.

 

4.2. Bầu đoàn đại biểu dự đại hội cấp trên

Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội căn cứ vào số lượng hội viên, số lượng và vị trí, vai trò, đặc thù của từng tổ chức Hội trực thuộc để phân bổ số lượng đại biểu tham dự đại hội cho phù hợp.           

5. Thời gian tổ chức Đại hội Hội Nông dân các cấp

 

- Đại hội cấp cơ sở: Không quá 01 ngày. Thời gian hoàn thành chậm nhất trong quí II/2012.

- Đại hội cấp huyện: Không quá 02 ngày. Thời gian hoàn thành chậm nhất trong quí IV/2012.

- Đại hội cấp tỉnh: Không quá 03 ngày. Thời gian hoàn thành chậm nhất trong quí III/2013.

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI tiến hành vào quí IV/2013.

            Thời gian họp trù bị của Đại hội các cấp không quá 1/2 ngày.

 

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đối với cấp Trung ương:

1. Tham mưu để Ban Bí thư ra Chỉ thị về Đại hội Hội Nông dân các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Hội Nông dân Việt Nam, nhiệm kỳ 2013 - 2018.

2. Xây dựng Kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Hội, nhiệm kỳ 2013-2018.

3. Thành lập Ban tổ chức và các tiểu ban của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Hội, nhiệm kỳ 2013-2018.

4. Xây dựng các dự thảo văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa V trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI; Dự thảo báo cáo sửa đổi Điều lệ Hội và Điều lệ Hội sửa đổi.

5. Ban hành hướng dẫn tổ chức Đại hội Hội Nông dân các cấp.

6. Xây dựng Kế hoạch, lựa chọn các đơn vị và chỉ đạo tổ chức Đại hội điểm ở các khu vực.

7. Giao Ban Tổ chức Trung ương Hội chủ trì, phối hợp với các ban, đơn vị liên quan thuộc Trung ương Hội; Hội Nông dân các tỉnh, thành phố hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc chuẩn bị và tiến hành Đại hội của các cấp; tổng hợp, báo cáo Ban Thường vụ Trung ương Hội.

 

2. Đối với các cấp Hội từ cơ sở đến cấp tỉnh:

 

1. Căn cứ Kế hoạch này, các cấp Hội báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy cùng cấp, xây dựng kế hoạch chỉ đạo Đại hội cấp dưới, kế hoạch Đại hội của cấp mình và thành lập các tiểu ban (cấp cơ sở có thể thành lập bộ phận hoặc tổ giúp việc) chuẩn bị cho Đại hội, phân công các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ, Ban Chấp hành theo dõi, chỉ đạo việc chuẩn bị các dự thảo văn kiện và nhân sự Đại hội của cấp dưới.

2. Phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VI gắn với kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2012, 2013. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền. trước, trong và sau Đại hội.

3. Các cấp Hội chuẩn bị văn kiện, phương án nhân sự, thời gian Đại hội của cấp mình báo cáo cấp ủy cùng cấp và Hội cấp trên trực tiếp và chỉ được tiến hành Đại hội khi được cấp ủy đồng ý và Hội cấp trên duyệt.

4. Cấp tỉnh, huyện chọn ít nhất một điểm chỉ đạo Đại hội để rút kinh nghiệm, phổ biến kịp thời cho Đại hội của từng cấp đạt kết quả tốt.

Căn cứ tình hình, điều kiện cụ thể, các cấp Hội xây dựng kế hoạch Đại hội của cấp mình, chỉ đạo thực hiện. Các tỉnh, thành Hội tổng hợp báo cáo về Trung ương Hội.

Trong quá trình triển khai, có khó khăn, vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Ban Thường vụ Trung ương Hội (qua Ban Tổ chức)./.

 

 

                                                              T/M BAN THƯỜNG VỤ

Nơi nhận:                                                            CHỦ TỊCH

- Ban Bí thư TW Đảng (để b/c);

- Đ/c Tô Huy Rứa, UV BCT, Bí thư TWĐ,                                      (đã ký)

 Trưởng ban Tổ chức TW (để b/c);

- Đ/c Hà Thị Khiết, Bí thư TWĐ,

Trưởng ban Dân vận TW (để b/c);                                Nguyễn Quốc Cường

- Đ/c Nguyễn Ngọc Lâm, Phó Trưởng

 Ban Tổ chức TW (để b/c);

- Ban TCTW, Ban DVTW,

Ủy ban KTTW, VP TW Đảng  (để b/c);

- Các đ/c Uỷ viên BCH TW Hội;                                            

- BTV các tỉnh, thành Hội;

- Các Ban, đơn vị thuộc TW Hội;

- Lưu VP, BTC.

                                           

                                                                    

Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp