Sóc Trăng tổng kết 10 năm thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở
10:37 - 15/12/2008

HỘI NDVN - BỘ CÔNG AN                      

                       -*-                        Hà Nội, ngày 08 tháng 12  năm 2011

   SỐ :               BC/HND - BCA

 

 

BÁO CÁO

TỔNG KẾT THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP HÀNH  ĐỘNG GIỮA

HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM VÀ BỘ CÔNG AN

Giai đoạn 2002-2011

 

Thực hiện Chương trình phối hợp hành động số 146 ngày 7/3/2002 giữa Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Công an về "Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm". Sau gần 10 năm, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Công an phối hợp hướng dẫn, chỉ đạo Hội Nông dân và Công an các cấp triển khai thực hiện đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ đắc lực việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.

 

Phần thứ nhất

TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP

 

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM GIAI ĐOẠN 2002-2011.

 Trong thời gian qua, tình hình thế giới và khu vực diễn biễn phức tạp trên nhiều lĩnh vực. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc, toàn diện đến mọi mặt của đời sống xã hội. Hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, vấn đề biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, thiên tai dịch bệnh đang trở thành mối quan tâm và lo lắng chung của các quốc gia. Chiến tranh cục bộ, chạy đua vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo và tài nguyên diễn ra phức tạp.

Ở trong nước, tình hình an ninh, trật tự ở khu vực nông thôn có những diễn biến mới. Những mặt trái của nền kinh tế thị trường dẫn đến phân hoá giàu, nghèo,  thiếu việc làm, lạm phát tăng cao, di dân tự do, đô thị hoá, ô nhiễm môi trường, thiên tai, dịch bệnh diễn ra phức tạp... Tình trạng nông dân khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện đông người làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự. Tình trạng phạm tội, tệ nạn xã hội ở nông thôn gia tăng. Nhiều hành vi phạm tội, tệ nạn xã hội ở nông thôn diễn ra khá phức tạp như: Gây thương tích, mất trật tự công cộng, mại dâm, xâm hại tình dục, cá độ bóng đá, buôn bán ma tuý, buôn bán phụ nữ, trẻ em... Không ít vùng nông thôn có “làng HIV/AIDS”, “làng nghiện ma tuý” như ở xã Vũ Tây, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình; xã Thanh Lưu, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, xã Ngọc Vân, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ... từ đó đã  hình thành những điểm nóng về an ninh trật tự. Bên cạnh đó sự ảnh hưởng mặt trái của Internet, phim ảnh, văn hoá phẩm đồi trụy tác động đến lối sống nhân cách của một bộ phận thanh, thiếu niên... Tình hình trên đã làm ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn nông thôn.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP

        1. Công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện

Sau khi ký kết chương trình phối hợp hành động, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Công an đã thành lập Ban chỉ đạo liên ngành ở Trung ương và xây dựng văn bản số 420 CTHĐ/HND-BCA chỉ đạo, hướng dẫn Hội Nông dân và Công an các cấp triển khai thực hiện chương trình phối hợp theo những yêu cầu nội dung đã đề ra. Hai bên phối hợp tổ chức Hội nghị biểu dương nông dân điển hình tiến trong phong trào phòng chống tội phạm 4 khu vực trong cả nước năm 2003. Năm 2005 tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình phối hợp và đề ra phương hướng, giải pháp thực hiện chương trình phối hợp giai đoạn 2005-2010. Năm 2007 tổ chức hội nghị biểu dương  mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào nông dân phòng chống tội phạm khu vực phía Bắc và đề ra phương hướng, nhiệm vụ xây dựng  mô hình, điển hình tiên tiến giai đoạn 2008-2012. Trong quá trình triển khai thực hiện, hai đơn vị tham mưu đã thường xuyên phối hợp xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, theo dõi, trao đổi thông tin nhằm giúp các cấp Hội và ngành Công an triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình phối hợp.

Ở địa phương, Hội Nông dân và Công an 63 tỉnh, thành phố đã tổ chức Hội nghị triển khai phổ biến, quán triệt Chương trình phối hợp đến lãnh đạo chủ chốt của Hội Nông dân và ngành Công an từ cấp tỉnh đến cơ sở để tạo được sự thống nhất về nhận thức và hành động trong việc thực hiện Nghị quyết số 09/CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm. Trên cơ sở đó hai bên đã tổ chức ký kết chương trình phối hợp và thành lập Ban chỉ đạo, đồng thời xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện đến các cấp Hội cơ sở. Hàng năm, hai bên phối hợp xây dựng kế hoạch hướng dẫn kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện, định kỳ hai năm tổ chức sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm và xây dựng phương hướng, nhiệm vụ phối hợp trong thời gian tới.

2. Phối hợp tuyên truyền, giáo dục, vận động nông dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nông dân tích cực tham gia thực hiện Nghị quyết 09/CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, hai bên đã phối hợp biên soạn, in ấn 50.000 tờ gấp và 20.000 cuốn sổ tay công tác phòng, chống tội phạm phát hành đến các cơ sở Hội; tổ chức tập huấn kiến thức về phòng, chống tội phạm cho trên 1.000 cán bộ Hội cơ sở. Phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam tổ chức giao lưu gặp mặt nông dân điển hình tiên tiến trong phong trào phòng, chống tội phạm; nông dân lầm lỗi tái hoà nhập cộng đồng; xây dựng một số phóng sự truyền hình: “Phòng chống tội phạm từ cách làm nông vận”; “Sau luỹ tre làng”  “An ninh vùng cao”; “An ninh nông thôn hiệu quả từ một phong trào” "Nông dân với phòng, chống tội phạm”… phát trên VTV1- Đài truyền hình Việt Nam. Phối hợp với Hội Nông dân các tỉnh: Phú Thọ, Thái Bình, Hưng Yên, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hải Dương tổ chức giao lưu Câu lạc bộ nông dân phòng, chống tội phạm bằng hình thức sân khấu hoá đã thu hút hàng ngàn hội viên nông dân tham gia.

Ở địa phương, các cấp Hội đã phối hợp với ngành Công an tổ chức trên 300.000 cuộc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tội phạm gắn với các đợt học tập, sinh hoạt chính trị cho trên 25 triệu lượt hội viên, nông dân. Xây dựng 2.850 panô, áp phích, phát hành 25.000 cuốn sổ tay “Pháp luật và đời sống”, 450.000 bản tin, tờ rơi tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật; phòng, chống tội phạm đến các cơ sở Hội. Tổ chức tập huấn kiến thức về phòng, chống tội phạm, ma tuý cho 12.500.000 cán Hội cơ sở, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về phòng, chống tội phạm; phòng, chống mua bán người; luật đất đai; luật an toàn giao thông; luật bảo vệ môi trường…gắn với các cuộc thi cán bộ Hội giỏi, thi kiến thức nhà nông; tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ nông dân; giao lưu câu lạc bộ phòng, chống tội phạm bằng hình thức sân khấu hoá. ….Công tác tuyên truyền được hai bên phối hợp tổ chức với nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của từng địa phương và từng địa bàn dân cư, qua đó đã giúp cho cán bộ, hội viên, nông dân nâng cao ý thức cảnh giác, tinh thần trách nhiệm trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn.

3. Phối hợp phát động phong trào nông dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, vận động người phạm tội ra tự thú; quản lý, giáo dục, cảm hoá người lầm lỗi tại gia đình và cộng đồng dân cư; tham gia hoà giải các mâu thuẫn trong nội bộ nông dân gắn với các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội  và phong trào thi đua của Hội.

Hội Nông dân và Công an các cấp đã phối hợp tổ chức phát động phong trào nông dân tham gia phòng, chống tội phạm gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương như: Chương trình xoá đói, giảm nghèo, Chương trình phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn, Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Chương trình phòng, chống ma tuý... tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng với nhiều nội dung thiết thực như: phối hợp với Ngân hàng, công ty sản xuất phân bón, vật tư nông nghiệp, đứng ra bảo lãnh giúp nông dân vay vốn, mua phân bón, vật tư trả chậm; tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của nông dân. Phát động phong trào xây dựng “Gia đình văn hoá”, thực hiện tốt cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”; xây dựng khu dân cư an toàn, lành mạnh không có tội phạm và tệ nạn xã hội. Hàng năm, tổ chức cho gia đình hội viên, nông dân đăng ký thi đua xây dựng gia đình văn hoá, ký cam kết gia đình không có người vi phạm pháp luật tỷ lệ đạt trên 70%, đồng thời đưa công tác phòng, chống tội phạm vào chỉ tiêu thi đua hàng năm của các cấp Hội. Xây dựng nội qui, qui ước về an ninh trật tự, lập hòm thư tố giác, tổ chức phát phiếu tố giác tội phạm đến từng chi hội, tổ hội, gia đình hội viên, nông dân. Tổ chức rà soát lập danh sách những hộ gia đình hội viên, nông dân có con em và người thân phạm tội để có biện pháp giáo dục, giúp đỡ; phân công cán bộ, hội viên nông dân có uy tín kèm cặp, giáo dục, giúp đỡ những đối tượng đặc xá, tha tù, thanh niên chậm tiến đang được quản lý, giáo dục tại cộng đồng để họ tích cực cải tạo sớm trở thành người lương thiện có ích cho xã hội. Ở những nơi địa bàn phức tạp, hai bên phối hợp cử cán bộ tăng cường bám sát từng khu vực, địa bàn cơ sở, quản lý, theo dõi những đối tượng có tiền án, tiền sự. Tổ chức các tổ, đội tuần tra canh gác, thành lập các tổ liên gia, tự quản, chi Hội Nông dân tự quản, tổ an ninh nhân dân; tham gia quản lý, theo dõi đăng ký tạm trú, tạm vắng ở từng cơ sở, địa bàn dân cư. Phối hợp với các ngành chức năng trợ giúp pháp lý nhằm nâng cao nhận thức về chính sách, pháp luật của Nhà nước cho nông dân. Khi có xẩy ra mâu thuẫn, tranh chấp phối hợp các cấp chính quyền địa phương tổ chức hoà giải, giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp ngay tại cơ sở không để khiếu kiện vượt cấp hoặc phát sinh thành“điểm nóng”. Phát động phong trào nông dân tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao như: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, hội thi “tiếng hát đồng quê”,”làng vui chơi, làng ca hát” và các trò chơi dân gian nhằm tạo môi trường văn hoá lành mạnh, thu hút đông đảo nông dân tham gia. Trên cơ sở đó tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, hạn chế mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nông dân, giúp nhau phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, góp phần phòng ngừa phát sinh tội phạm và tệ nạn xã hội. Theo báo cáo của Hội Nông dân và Công an các tỉnh thành phố trong những năm qua, hội viên, nông dân đã phát hiện, tố giác được 70.875 vụ vi phạm pháp luật, 33 vụ buôn bán phụ nữ, trẻ em, cung cấp cho cơ quan công an, chính quyền địa phương 550.000 nguồn tin, phát hiện 712 đối tượng có lệnh truy nã, 55 đối tượng truyền đạo trái phép, vận động được 1.200 đối tượng phạm tội ra tự thú với cơ quan pháp luật, đưa ra kiểm điểm trước dân 60.150 đối tượng, cảm hoá, giúp đỡ được 55.440 đối tượng phạm tội tiến bộ, tạo việc làm cho 65.458 người lầm lỗi và những hội viên, nông dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tổ chức 27.762 buổi trợ giúp pháp lý cho 971.694 lượt hội viên nông dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của hội viên nông dân được 360.938 vụ... Những kết quả đạt được trên đây đã góp phần phòng ngừa, ngăn chặn và làm giảm các loại tội phạm, tệ nạn xã hội trên địa bàn nông thôn, góp phần bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.

 4. Phối hợp chỉ đạo xây dựng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phòng, chống tội phạm ở cơ sở.

            Để thu hút nông dân tích cực tham gia phong trào phòng, chống tội phạm, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc sinh hoạt, trao đổi thông tin, chia sẽ kinh nghiệm về phát hiện, tố giác tội phạm; cảm hoá, giúp đỡ người lầm lỗi tại gia đình và cộng đồng dân cư; hòa giải các mâu thuẫn trong nội bộ nông dân. Các cấp Hội đã xây dựng được nhiều mô hình, Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm ở cơ sở với nhiều tên gọi khác nhau như : mô hình “ Tổ dân phố không có tội phạm và tệ nạn xã hội“ Hộ ngư dân tự quản” TP. Đà Nẵng; mô hình“3 không 2 nhanh” Hải Phòng; mô hình “Chi hội nông dân tự quản về an ninh trật tự” Thái Bình, Bắc Giang Nghệ An, Hà Nam, Vĩnh Phúc; mô hình “Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội” (Bắc Giang, Hoà Bình, Hưng Yên, Cao Bằng); mô hình “Tiếng kẻng an ninh” Bình Thuận; mô hình “ Xứ đạo, họ đạo 3 không” mô hình “Tiếng mõ an ninh” Đà Nẵng, Bến Tre... và xây dựng được trên 10.000 Câu lạc bộ nông dân với pháp luật và 7.000 tủ sách pháp luật… Trong phong trào phòng chống tội phạm đã xuất hiện nhiều tấm gương chiến sỹ công an, hội viên, nông dân điển hình không sợ hy sinh, gian khổ đã anh dũng tham gia truy bắt tội phạm để bảo vệ cuộc sống yên cho nhân dân như: Đồng chí Bùi Hồng Xuân, Huỳnh Văn Hiệp (Tân Phong - Tây Ninh); đồng chí Hoàng Hữu Giang. Bế Hữu Tùng (Quảng Ninh); Ông Hoàng Văn Trường, Ông Nguyễn Đình Việt, Ông Thân Mạnh Cường (Yên Dũng, Bắc Giang) dũng cảm tham gia bắt cướp; Ông Đoàn Ngọc Hoà- (Phú Hoà, Phú yên), Ông Nguyễn Văn Vui (Rồng Giềng- Bến Tre); Ông Kiều Văn Thanh - (Thành Hải -Ninh Thuận); Ông Hồ Đắc Hải (Thọ Xuân - Thanh Hoá)... đã dũng cảm phát hiện tố giác và truy bắt tội phạm. Đặc biệt, đã có một số chiến sĩ công an, hội viên nông dân đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ như: Đồng chí Lê Thanh Tâm - Công an tỉnh Đồng Nai; đồng chí Đỗ Mạnh Linh - Công an tỉnh Hoà Bình; đồng chí Phan Công Việt - Công an thành phố Đà Nẵng; anh Ngô Đình Bốn - hội viên nông dân xã Hoà Phong, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng; anh Nguyễn Tấn Thành - hội viên nông dân phường Tân Biên, Biên Hoà, Đồng Nai; anh Hà Văn Mạnh - hội viên nông dân phường Kỳ Bá, Thái Bình …. Năm 2003, đã có 171 tập thể và cá nhân được Bộ Công an biểu dương, khen thưởng.

5. Phối hợp tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, Hội Nông dân, xây dựng lực lượng công an nhân dân trong sạch, vững mạnh, tạo phong trào toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

            Các cấp Hội và ngành Công an đã tích cực triển khai học tập, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng; tham mưu cho các cấp uỷ Đảng tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Các cấp Hội tập trung xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Hội vững mạnh, phát triển và nâng cao chất lượng hội viên. Xây dựng các nội quy, quy ước về bảo vệ an ninh trật tự, trong những năm qua đã xây dựng và củng cố được 20.780 tổ an ninh nhân dân, 25.585 tổ hoà giải; lựa chọn được 2.150 hội viên, nông dân có phẩm chất, đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao tham gia lực lượng công an viên của địa phương. Qua đó đã phát huy vai trò nòng cốt của Hội trong công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm:

Sau gần 10 năm thực hiện Chương trình phối hợp được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Công an, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Ban chỉ đạo 138 các địa phương, Hội Nông dân và Công an các cấp đã tổ chức triển khai thực hiện Chương trình phối hợp hành động bằng nhiều nội dung, hình thức hoạt động sáng tạo và thiết thực phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của từng địa phương và đã đạt được những kết quả quan trọng:

- Đã tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức trách nhiệm của lãnh đạo các cấp Hội và cán bộ, hội viên, nông dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đã phát huy được vai trò, trách nhiệm và sức mạnh của Hội Nông dân Việt Nam và ngành Công an trong công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.

- Đã tạo được phong trào rộng khắp của nông dân tham gia phòng, chống tội phạm, thu hút được sự tham gia tích cực của hội viên, nông dân; thực hiện nhiều biện pháp trong đấu tranh, phòng ngừa tội phạm. Đã cảm hoá, giáo dục, giúp đỡ được nhiều đối tượng lầm lỗi tái hoà nhập cộng đồng.

- Đã xây dựng được nhiều mô hình, điển hình tiên tiến xuất sắc trong phòng, chống tội phạm, có sức lan toả và được biểu dương khen thưởng kịp thời.

- Đã lồng ghép được phong trào phòng, chống tội phạm với chương trình phát triển kinh tế-xã hội, các cuộc vận động xã hội và các phong trào thi đua của Hội.

2. Những hạn chế, yếu kém

Bên cạnh những kết quả quan trọng đạt được trong việc thực hiện Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Công an, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, yếu kém cần khắc phục trong thời gian tới:

- Việc phối hợp tổ chức triển khai thực hiện Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân với ngành Công an ở một số tỉnh, thành phố chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao. Chưa tranh thủ được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền.

- Việc lồng ghép phong trào phòng, chống tội phạm với các Chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và các phong trào thi đua của Hội ở một số địa phương chưa quan tâm, công tác tuyên truyền, giáo dục và phát động phong trào còn chung chung, tài liệu tuyên truyền chưa đáp ứng được nhu cầu, kết quả còn hạn chế.

- Ở một số địa phương chưa chú trọng đến việc nắm tình hình an ninh trật tự, sản xuất và đời sống, tâm tư nguyện vọng và những vấn đề bức xúc của nông dân để kịp thời báo cáo, đề xuất với cấp uỷ, chính quyền để có biện pháp giải quyết.

- Công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, biểu dương, khen thưởng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến chưa được quan tâm nên kết quả của phong trào còn hạn chế.

3. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém

- Nhận thức về công tác phòng, chống tội phạm ở một số cấp Hội và một bộ phận cán bộ, hội viên, nông dân chưa đầy đủ, chưa chủ động tham gia, chưa mạnh dạn tố giác tội phạm, sợ bị trả thù, coi đây là nhiệm vụ của ngành công an.

- Kinh phí, phương tiện phục vụ cho công tác phòng, chống tội phạm  ở các cấp Hội còn nhiều khó khăn.

- Ở một số địa phương, cấp uỷ Đảng, chính quyền chưa thực sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện để các cấp Hội và ngành Công an thực hiện tốt Chương trình phối hợp.

4. Một số bài học kinh nghiệm

Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chương trình phối hợp hành động có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Một là: Phải phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền. Tăng cường sự phối hợp của ngành công an với các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội tiến hành đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, trấn áp tội phạm mới đạt kết quả cao.

Hai là: Phải thường xuyên coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật và trách nhiệm của cán bộ, hội viên nông dân với công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Kịp thời biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng, chống tội phạm để động viên phong trào.

Ba là: Các cấp Hội và ngành công an phải thường xuyên sâu sát cơ sở, nắm tình hình an ninh trật tự, tâm tư nguyện vọng, bức xúc của nhân dân để kịp thời phối hợp với các cấp chính quyền giải quyết.

Bốn là: Tổ chức tốt việc phát động phong trào nông dân tham gia phòng, chống tội phạm gắn với các Chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; các cuộc vận động xã hội, các phong trào thi đua của Hội phát động, nhằm thu hút sự tham gia tích cực và phát huy mạnh mẽ tính chủ động sáng tạo của hội viên, nông dân trong công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn tội phạm và tệ nạn xã hội.

Năm là: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc, sơ kết rút kinh nghiệm trong việc chỉ đạo tổ chức hiện.

Phần thứ hai

PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHỐI HỢP TRONG THỜI GIAN TỚI

Trước tình hình thế giới, khu vực còn diễn biến phức tạp, khủng hoảng kinh tế phục hồi chậm. Ở trong nước ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khóa tiếp tục làm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và các vấn đề an sinh xã hội khó khăn, gay gắt hơn; nhiều vấn đề xã hội bức xúc như: Thiếu việc làm, di cư tự do, mâu thuẫn, tranh chấp khiếu kiện, ô nhiễm môi trường, thiên tai, dịch bệnh... tác động trực tiếp đến tình hình tội phạm ở địa bàn nông thôn. Phát huy những kết quả đạt được trong thời gian tới Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Công an phối hợp chặt chẽ hơn nữa để thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

1- Tổ chức thực hiện Chương trình phối hợp hành động giữa Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Công an giai đoạn 2012-2016 về đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW  ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”; Quyết định số 282/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW; Nghị quyết 26/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương (Khoá X) về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; Kết luận 61/KL-TW của Ban Bí thư Trung về “ Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam”; Nghị quyết Đại hội V - Hội Nông dân Việt Nam.

2. Phối hợp tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân hiểu rõ các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội và cán bộ, hội viên, nông dân trong công tác phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự tại địa bàn dân cư nông thôn.

3. Phát động cán bộ, hội viên, nông dân tích cực tham gia phát hiện, tố giác tội phạm; vận động người phạm tội ra tự thú; quản lý, giáo dục, cảm hóa người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư sớm trở thành người lương thiện. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể và các cơ quan chức năng kịp thời phát hiện, giải quyết tốt các mâu thuẫn trong nội bộ dân cư nông thôn và những vấn đề bức xúc ở cơ sở, nhất là những nơi thường xuyên xảy ra khiếu kiện; đề xuất kịp thời với cấp uỷ Đảng, chính quyền các ban ngành, đoàn thể có giải pháp phòng ngừa, không để nảy sinh mâu thuẫn làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại địa bàn cơ sở; hỗ trợ vay vốn, dạy nghề, tạo việc làm cho những người có hoàn cảnh khó khăn, người lầm lỗi, thanh niên chậm tiến, đối tượng phạm tội được đặc xá trở về địa phương. Tổ chức cho gia đình hội viên, nông dân ký cam kết không có người vi phạm pháp luật và mắc các tệ nạn xã hội.

4- Phát động sâu rộng phong trào nông dân tham gia phòng, chống tội phạm gắn với thực hiện các Chương trình phát triển kinh tế- xã hội và các phong trào thi đua của Hội như: phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng; phong trào nông dân xây dựng nông thôn mới; thi đua xây dựng "gia đình văn hoá"; xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào nông dân tham gia phòng, chống tội phạm ở cơ sở, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ, tổng kết kịp thời biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống tội phạm.

5- Phối hợp tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, Hội Nông dân, các tổ chức đoàn thể, xây dựng lực lượng Công an trong sạch, vững mạnh, tạo phong trào toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

 

Nơi nhận:                                        BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN

- Đ/c Chủ tịch (để b/c)                  CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP HÀNH ĐỘNG

- Đ/c Bộ trưởng Bộ Công an (để b/c)

- BCĐ138/BCA;

-VPTTPCTP và MT

- Lưu

Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp