(Mộc Châu) Sơn La: Tăng cường giám sát sản xuất, kinh doanh sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
09:59 - 18/07/2018
(KNTC) – Năm 2017, toàn huyện tiến hành 2 đợt kiểm tra 22 cơ sở kinh doanh, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, trong đó đã xử lý 16 cơ sở với tổng tiến phạt 55,5 triệu đồng, trong đó phạt tiền 44 triệu đồng, giá trị tang vật buộc thu hổi tiêu hủy 11,5 triệu đồng.

Các loại thuốc được kinh doanh, buôn bán trên địa bàn đều thuộc danh mục thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng


Bên cạnh đó, các cấp Hội thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân tham gia giám sát, tố giác, đấu tranh, ngăn chặn hành vi kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng. Đến nay, các cấp Hội ký 172 bản cam kết với nội dung chấp hành quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh.


Đối với 22 cơ sở kinh doanh, phân bón đã kiểm tra xử lý 7 cơ sở vi phạm về hành vi: Không xếp phân bón lên kệ mà để phân bón tiếp xúc trực tiếp xuống với nền nhà tại địa điểm kinh doanh, xếp phân bón lẫn với hàng hóa khác; xử lý vi phạm hành chính phạt tiền 29,5 triệu đồng.


Cơ quan chức năng huyện đã kiểm tra 22 cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật phát hiện 8 cơ sở vi phạm, trong đó có 3 cơ sở vi phạm hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; 3 cơ sở vi phạm không niêm yết giá hàng hóa tại địa điểm phải niêm yết giá; 1 cơ sở vi phạm hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc; 1 vi phạm về nhãn hiệu hàng hóa. Huyện đã xử lý vi phạm hành chính phạt tiền 14,5 triệu đồng, số hàng hóa bị thu hồi tiêu hủy 11,5 triệu đồng.


Trên địa bàn huyện Mộc Châu không có cơ sở sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật. Có 659 hộ kinh doanh có giấy phép đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực buôn bán phân bón, thuốc trừ sâu, hóa chất khác trong đó có 82 cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật thường xuyên.


Nhìn chung, các loại thuốc được kinh doanh, buôn bán trên địa bàn huyện cơ bản nằm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng tại Việt Nam và đảm bảo các quy định của nhà nước về chất lượng, bao bì.


Về phân bón, tại huyện Mộc Châu không có sở sở sản xuất phân bón vô cơ, hữu cơ, có 659 hộ kinh doanh có giấy phép kinh doanh mã nghề 46691 thuộc lĩnh vực buôn bán phân bón, thuốc trừ sâu và hóa chất khác trong đó có 51 cửa hàng, đại lý duy trì hoạt động thường xuyên. Các cơ sở kinh doanh chủ yếu là các loại phân bón: NPK, phân vi sinh, phân bón lá.


Qua báo cáo của UBND huyện Mộc Châu và kết quả phỏng vấn một số hộ gia đình sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho thấy, cơ bản các hộ gia đình đã có ý thức chấp hành quy định pháp luật và hướng dẫn của nhà sản xuất khi sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.


Một số hộ dân đã tích cực học hỏi, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trong sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất nông nghiệp nhằm hạn chế sâu bệnh, tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng năng suất, chất lượng nông sản.


Công tác quản lý vật tư nông nghiệp được UBND huyện đặc biệt quan tâm, chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ như: Đội quản lý thị trường số 3, phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, công an huyện, trạm Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản, trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện.


Công tác kiểm tra, kiểm soát tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về chất lượng hàng hóa, điều kiện sản xuất các mặt hàng vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, thức ăn chăn nuôi góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của chủ các sở kinh doanh nên việc mua bán đều có hợp đồng, hóa đơn, chứng từ đầy đủ theo quy định.
 

Hồng Lạc
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp