Đất đai: Người dân và các tổ chức xã hội được biết và tham gia giám sát
15:18 - 16/10/2012
Sáng 15-10, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Quỹ Hợp tác và Phát triển phối hợp tổ chức Hội thảo tham vấn, đóng góp ý kiến cho nội dung sửa đổi Luật Đất đai 2003.

Các đại biểu đã thảo luận  về các nội dung như giao đất và cho thuê đất; thu hồi đất; quản lý đất. Đối với vùng đang sử dụng là đất nông nghiệp thì Nnước nên giao cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài; nên có bước đột phá trong vấn đề hạn điền; cần phân biệt các trường hợp thu hồi đất để có xử lý thỏa đáng. Giá đất cũng là một vấn đề nhận được nhiều kiến nghị đề xuất với các tiếp cận mới như khuyến khích hình tnh và sử dụng rộng rãi các tổ chức tư vấn, giám định về giá đất, để việc xác định giá đất được quy định có căn cứ khoa học, khách quan, bảo đảmi hòa lợi ích của các bên.

 

Theo Điều 109 dự thảo, thời hạn giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là 50 năm; khi hết thời hạn, người sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt. Thời hạn cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng là không quá 50 năm. Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức kinh tế cũng được kéo dài đến 50-70 năm, gấp trên hai lần so với quy định hiện nay. Đây là một điểm mới, tiến bộ cần được ghi nhận.

 

Ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cần công bố công khai, minh bạch hệ thống văn bản quy phạm về đất đai cũng như toàn bộ các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai và các bước tiến hành, như thời hạn thực hiện quy hoạch, các biện pháp đền bù, giá đất, v.v... để người dân và các tổ chức xã hội được biết và tham gia giám sát việc thực hiện.

 

Trong Dự thảo đã quy định tại Điều 4: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và công dân có quyền hạn và trách nhiệm giám sát việc quản lý và sử dụng đất đai, phối hợp với các cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất đai”.

 

Tại hội thảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Hùng Võ đã chỉ ra 5 điểm bất cập chưa được sửa trong dự án luật. Đáng lưu ý, trong số những bất cập này là việc dự luật đã trao quyền định đoạt về đất đai từ tay tập thể “ủy ban nhân dân” sang cho “chủ tịch ủy ban nhân dân” (huyện, tỉnh). Theo ông Võ, cơ hội tham nhũng là rất lớn khi giao quyền quyết định về đất đai cho một cá nhân lãnh đạo, nếu thiếu trách nhiệm giải trình và thiếu minh bạch.

 

Một số ý kiến cho rằng, đất đai cần được xem xét không chỉ ở góc độ kinh tế mà còn chính trị, xã hội. Nguyên Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh, cần lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân, chuyên gia để sửa Luật Đất đai hoàn thiện hơn.

 

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Phúc khẳng định, sự tham gia của các tổ chức dân sự, xã hội cũng như tầng lớp nhân dân trong quá trình xây dựng pháp luật là rất quan trọng.

 

Bảo Trân

Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp