Các cấp Hội Nông dân thực hiện Chỉ thị 26
14:50 - 16/10/2012
Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị 26 của Thủ tướng Chính Phủ, Hội Nông dân các cấp từ tỉnh đến cơ sở đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trong hoạt động tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân, qua đó nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân. Công tác này đã góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình an ninh, trật tự, xã hội ở địa phương.

Từ 2001 đến nay, Hội Nông dân các cấp tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức được hơn 5.000 buổi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho 460.378 lượt hội viên nông dân; mở hơn 400 lớp tập huấn cho trên 30.000 lượt cán bộ hội; tư vấn pháp luật cho 56.689 lượt người, phát hành 40.000 cuốn bản tin công tác hội, cấp phát 452 cuốn sổ tay phổ biến giáo dục pháp luật, trên 300 cuốn băng tuyên truyền  về pháp luật của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Tư pháp ban hành; tổ chức 7 cuộc thi với 150 hội thi từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh; tham gia hòa giải 4.650 vụ việc mâu thuẫn, trong đó, các cấp Hội trực tiếp hòa giải thành 2.204 vụ, phối hợp với các sở, ngành liên quan hòa giải thành 2.145 vụ; thành lập và ra mắt 14 câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật” với 520 thành viên; xây dựng 8 tủ sách pháp luật  do hội nông dân xã, phường quản.

Để đạt được kết quả cao trong thực hiện Chỉ thị 26 của Thủ tướng,  Hội Nông dân tỉnh Hà Giang đã chủ động triển khai Chỉ thị số 26 tới các cấp hội, đồng thời tổ chức học tập Chỉ thị đến các chi hội, tổ hội và phát tài liệu hướng dẫn thực hiện. Làm tốt công tác phối hợp với các ngành chức năng: Tư pháp, Thanh tra Nhà nước, các tổ chức hội, đoàn thể. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức phong phú như: Tổ chức hội thi công tác hòa giải ở cơ sở; thi nông dân tìm hiểu Pháp luật; tuyên truyền miệng…

Kết quả, trong 10 năm, các tổ đã hòa giải thành công trên 15.000 vụ việc. Ngoài ra, các cấp hội đã duy trì 876 tổ an ninh với 3.288 thành viên; 500 tổ tự quản với trên 3.000 thành viên.

Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh lại chú trọng tới công tác tuyên truyền để đưa kiến thức pháp luật đến với hội viên. Hội đã trực tiếp tổ chức 265 lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho hơn 20.000 lượt người tham dự, phát 23.800 cuốn tài liệu và 16.900 tờ gấp với nội dung về pháp luật cho hội viên nông dân ở 164 cơ sở trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, các cấp Hội còn tham gia hòa giải 3020 vụ mâu thuẫn, trong đó Hội trực tiếp hòa giải 2.172 vụ, giải quyết 423 vụ tranh chấp; phối hợp Sở tư pháp tổ chức 443 buổi trợ giúp pháp lý lưu động cho 28.210 lượt hội viên nông dân, phát 4.920 tờ gấp pháp luật cho nông dân trong các đợt trợ giúp pháp lý lưu động; phối hợp Thanh tra tỉnh tổ chức 60 lớp tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng giải quyết khiếu nại, tố cáo cho gần 3.000 lượt cán bộ chủ chốt ở cơ sở của Hội tham dự; xây dựng 10 xã điểm thực hiện Chỉ thị 26 ở 10 huyện, xây dựng 22 câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”.

10 năm qua, Hội ND Cà Mau đã tiếp nhận 31.520 đơn, thư tranh chấp, khiếu nại, tố cáo. Kết quả, đã giải quyết 1.792/1.851 vụ thuộc thẩm quyền, đạt 96,8% tập trung chủ yếu ở lĩnh vực đất đai.

 

Có thể nói, qua quá trình tổ chức thực hiện Chỉ thị 26 đã khẳng định rõ vai trò không thể thiếu của tổ chức Hội Nông dân trong việc tham gia cùng  chính quyền hòa giải, giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ nông dân, góp phần quan trọng trong việc làm giảm dần các vụ khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, các đơn thư vượt cấp, ngăn ngừa, hạn chế phát sinh các điểm nóng.

 

Chí Tài

 

Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp