Đồng Nai thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở
16:22 - 03/08/2009

HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

*

Số 573 - QĐ/HNDTW

 

Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2012

QUY ĐỊNH

Về hoạt động kiểm tra, kiểm soát Quỹ Hỗ trợ nông dân

 

- Căn cứ Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam;

- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa V;

- Căn cứ Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân;

Xét đề nghị của Trưởng Ban Điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương.

Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam quy định về hoạt động kiểm tra, kiểm soát Quỹ Hỗ trợ nông dân như sau:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về hoạt động kiểm tra, kiểm soát Quỹ Hỗ trợ nông dân (sau đây gọi tắt là Quỹ) trong toàn hệ thống Hội Nông dân Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Ban Thường vụ Hội Nông dân các cấp.

2. Ban Điều hành Quỹ Hỗ trợ nông các cấp.

3. Ban Kiểm soát Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp.

4. Tổ Tiết kiệm và vay vốn; Tổ vay vốn.

5. Người vay.

Điều 3. Mục đích hoạt động kiểm tra, kiểm soát

1. Nhằm bảo đảm việc chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý tài chính, sử dụng vốn, tài sản của Quỹ; thực hiện Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân, quy chế, quy định quy trình nghiệp vụ của Quỹ ở các cấp Hội.

2. Phát huy ưu điểm, khuyến khích, nhân rộng những tập thể, cá nhân làm tốt; kịp thời phát hiện, ngăn ngừa thiếu sót, khuyết điểm, xử lý, chấn chỉnh, khắc phục vi phạm, rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động, bảo đảm nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả, an toàn; nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp; góp phần xây dựng, củng cố tổ chức và nâng cao uy tín của Hội Nông dân Việt Nam.

3. Đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành liên quan ở Trung ương, cấp ủy, chính quyền các địa phương và Ban Thường vụ Hội Nông dân trong việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các cơ chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.

Điều 4. Nguyên tắc hoạt động kiểm tra, kiểm soát

1. Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động kiểm tra, kiểm soát Quỹ Hỗ trợ nông dân trong toàn hệ thống; Ban Thường vụ Hội Nông dân các cấp chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân ở cấp mình và cấp dưới.

2. Ban Kiểm soát Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát Quỹ theo Quy định này và Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Kiểm soát do Ban Thường vụ Trung ương Hội ban hành.

3. Ban Điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp tự kiểm tra, kiểm soát hoạt động của chính mình; thực hiện kiểm tra, kiểm soát Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp dưới, kiểm tra việc vận động tạo nguồn vốn, hoạt động dịch vụ nhận ủy thác cho vay vốn của Hội Nông dân cấp xã, Tổ Tiết kiệm & vay vốn, Tổ vay vốn và Người vay.

4. Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp xã tự kiểm tra, kiểm soát hoạt động vận động tạo vốn, hoạt động dịch vụ nhận ủy thác cho vay vốn; kiểm tra, kiểm soát hoạt động của Tổ Tiết kiệm & vay vốn, Tổ vay vốn và Người vay.

5. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát Quỹ Hỗ trợ nông dân được thực hiện thường xuyên, định kỳ (tháng, quý, năm) và đột xuất khi cần thiết.

6. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát Quỹ phải bảo đảm tính khách quan, trung thực, chính xác, kịp thời, bảo mật thông tin, tài liệu.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 5. Nội dung kiểm tra, kiểm soát

1. Việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, quyết định, các quy chế, quy định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Trung ương Hội về quản lý tài chính và sử dụng vốn, tài sản của Quỹ; việc thực hiện Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân; thực hiện quy chế, quy trình nghiệp vụ của Ban điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp.

2. Công tác vận động tạo nguồn vốn; thực hiện Chương trình liên tịch, Văn bản thỏa thuận, Hợp đồng ủy thác với các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế về việc chuyển tải vốn vay cho hội viên, nông dân; hoạt động của các Tổ Tiết kiệm & vay vốn, Tổ vay vốn.

3. Công tác quản lý nguồn vốn, cho vay vốn; hiệu quả sử dụng vốn của Người vay; tình hình thu hồi và xử lý nợ (nếu có).

4. Việc thực hiện chế độ tài chính, công tác kế toán, lập kế hoạch và quyết toán tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân; tình hình quản lý, sử dụng phí ủy thác và hoa hồng; hệ thống sổ sách theo dõi nguồn vốn ủy thác, vốn vay của Hội Nông dân các cấp (tỉnh, huyện, xã) và của Tổ Tiết kiệm & vay vốn, Tổ vay vốn.

5. Công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Hội được phân công quản lý, điều hành Quỹ; các hoạt động phổ biến, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân.

6. Việc xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức hoạt động kiểm tra, kiểm soát Quỹ.

7. Việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo của Ban Điều hành Quỹ đối với Ban Thường vụ Hội Nông dân cùng cấp và Quỹ cấp trên.

Điều 6. Phương pháp kiểm tra, kiểm soát

1. Kiểm tra, kiểm soát trực tiếp:

Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra thuộc Ban Thường vụ Hội Nông dân các cấp, Ban kiểm soát Quỹ, Ban điều hành Quỹ cấp trên (chủ thể kiểm tra, kiểm soát) thực hiện hoạt động kiểm tra, kiểm soát thông qua việc cử cán bộ hoặc đoàn công tác tham dự các cuộc họp, hội nghị, trao đổi, đối thoại, kiểm chứng, đối chiếu sổ sách… với Ban điều hành Quỹ cùng cấp và cấp dưới; Tổ tiết kiệm & vay vốn, Tổ vay vốn và Người vay (đối tượng kiểm tra, kiểm soát).

2. Kiểm tra, kiểm soát gián tiếp:

Chủ thể kiểm tra, kiểm soát thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát bằng cách xem xét, nghiên cứu các báo cáo kết quả hoạt động, các tài liệu của đối tượng kiểm tra, kiểm soát gửi theo định kỳ; thông qua ý kiến trao đổi, phản ánh, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân liên quan; phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng, của cán bộ, hội viên và quần chúng nhân dân.

Điều 7. Trách nhiệm, quyền hạn của đơn vị, cá nhân thực hiện kiểm tra, kiểm soát (chủ thể kiểm tra, kiểm soát).

1. Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thông báo cho đơn vị, cá nhân chịu sự kiểm tra, kiểm soát.

2. Thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát thường xuyên hoặc kiểm tra, kiểm soát đột xuất (hoặc theo vụ việc).

3. Yêu cầu đối tượng kiểm tra, kiểm soát báo cáo tình hình, kết quả hoạt động, cung cấp thông tin, tài liệu, trả lời, trao đổi về những nội dung liên quan đến việc kiểm tra, kiểm soát.

4. Nhận xét, đánh giá những mặt làm tốt, những mặt còn thiếu sót, hạn chế và nguyên nhân. Trong khi kiểm tra, kiểm soát mà phát hiện có vi phạm, được yêu cầu đối tượng kiểm tra, kiểm soát đình chỉ ngay những vi phạm, kịp thời báo cáo và đề xuất với cấp có thẩm quyền các biện pháp xử lý.

5. Thông báo bằng văn bản kết quả kiểm tra, kiểm soát cho đối tượng kiểm tra, kiểm soát; tiếp tục theo dõi, đôn đốc đối tượng kiểm tra, kiểm soát chấp hành những kiến nghị tại thông báo kết quả, kiểm tra, kiểm soát và quyết định của cấp có thẩm quyền về xử lý vi phạm (nếu có).

Điều 8. Trách nhiệm, quyền hạn của đơn vị, cá nhân chịu sự kiểm tra, kiểm soát (đối tượng kiểm tra, kiểm soát)

1. Chấp hành các yêu cầu, quyết định của chủ thể kiểm tra, kiểm soát đã nêu trong chương trình, kế hoạch, quyết định và kết luận kiểm tra, kiểm soát.

2. Cung cấp đầy đủ, kịp thời văn bản, tài liệu; tham dự đầy đủ các cuộc họp, làm việc; báo cáo, trả lời, trao đổi đầy đủ, trung thực với chủ thể kiểm tra, kiểm soát về các nội dung được yêu cầu liên quan đến hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân.

3. Không được gây khó khăn, cản trở; từ chối khi có yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của chủ thể kiểm tra, kiểm soát.

4. Tiếp thu và có biện pháp khắc phục hạn chế, thiếu sót, vi phạm mà chủ thể kiểm tra, kiểm soát kiến nghị.

5. Được trình bày ý kiến, giải trình, đề xuất, kiến nghị với chủ thể kiểm tra, kiểm soát về những kết luận, nhận xét, đánh giá.

Điều 9. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát.  

1. Hàng năm, đơn vị, cá nhân thực hiện kiểm tra, kiểm soát Quỹ căn cứ hướng dẫn của cấp trên, chức năng, nhiệm vụ và chương trình công tác của  đơn vị mình để xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát chi tiết cả năm và từng đợt. Kế hoạch kiểm tra cả năm phải nêu rõ số lượng, địa bàn, hình thức kiểm tra. Kế hoạch kiểm tra từng đợt phải cụ thể, rõ mục tiêu, yêu cầu, thời gian, hình thức, nội dung, số lượng cán bộ tham gia (nếu là đoàn) kiểm tra, kiểm soát.

2. Kế hoạch kiểm tra, kiểm soát cả năm được gửi cho các đơn vị, cá nhân được kiểm tra, kiểm soát ngay từ tháng 01 của năm; kế hoạch từng đợt được gửi trước khi tiến hành kiểm tra, kiểm soát ít nhất 10 ngày.

Điều 10. Xử lý kết quả kiểm tra, kiểm soát

 Căn cứ kết quả kiểm tra, kiểm soát, chủ thể kiểm tra, kiểm soát xem xét trách nhiệm của đối tượng kiểm tra, kiểm soát; xử lý theo thẩm quyền quy định tại Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân, các văn bản pháp luật liên quan khác và Quy định này hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý.

Điều 11. Kinh phí tổ chức hoạt động kiểm tra, kiểm soát Quỹ

Kinh phí tổ chức hoạt động kiểm tra, kiểm soát Quỹ Hỗ trợ nông dân ở cấp nào được hạch toán vào chi phí quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp đó. Giao Ban điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương hướng dẫn chi tiết trên cơ sở quy định của Bộ Tài chính và Ban Thường vụ Trung ương Hội.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12. Hiệu lực thi hành

1. Quy định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

2. Các ban, đơn vị thuộc cơ quan Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hội Nông dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp cơ sở, Ban điều hành, Ban Kiểm soát Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp, các đơn vị, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện Quy định này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Ban Thường vụ Trung ương Hội (qua Ban điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương) để xem xét bổ sung, sửa đổi./.

 

Nơi nhận:

- Thường trực TW Hội;

- Các đ/c UVBTV;

- Các tỉnh, thành Hội;

- Các ban, đơn vị TW Hội;

- Lưu VT.

T/M BAN THƯỜNG VỤ

CHỦ TỊCH

(đã ký)

Nguyễn Quốc Cường.

 

Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp