Hội ND Đăk Nông thực thiện tốt Chỉ thị 26 của Thủ Tướng Chính phủ
10:06 - 06/07/2009
Đăk Nông là một tỉnh miền núi có diện tích tự nhiên là 651.435 ha, gồm 08 huyện thị và 71 xã, phường, thị trấn. Dân số hơn 410.000 người với 29 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 33%.

 Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ, chính quyền, tình  hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn có những chuyển biến tích cực. Bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, đời sống vật chất tinh thần của bà con nông dân ngày càng được cải thiện, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Trong đó phải đặc biệt kể đến vai trò tham mưu của các cấp Hội đối với cấp uỷ, phối hợp với UBND cùng cấp thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 26/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

 

Đến nay đã có 5/8 huyện thị thành lập được Ban chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 26, trong đó đồng chí Phó Chủ tịch UBND cùng cấp làm trưởng Ban. Sau khi có Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của BCH TW Hội NDVN, Hội ND Đăk Nông đã triển khai cho các cấp Hội tổ chức quán triệt, học tập đến toàn thể cán bộ, hội viên nông dân nghiên cứu những nội dung của chỉ thị, ngoài ra còn ký kết chương trình phối hợp với thanh tra tỉnh, sở Tư pháp, sở Tài nguyên và Môi trường trong việc giải quyết những đơn thư, kiếu nại tố cáo của nông dân, phối hợp tuyên truyền phổ biến trợ giúp pháp lý cho nông dân. Đến nay, 8/8 huyện thị Hội đã ký kết chương trình phối hợp với phòng Tư pháp, Thanh tra huyện.

 

Về công tác tập huấn cán bộ, hằng năm các cấp Hội đều cử cán bộ đi tập huấn về nghiệp vụ giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo do TW Hội NDVN tổ chức. Ngoài ra Hội ND tỉnh cũng phối hợp với sở Tư pháp mở được 45 lớp tập huấn, tuyên truyền và trợ giúp pháp lý miễn phí cho 2.250 lượt hội viên nông dân. Trong những năm qua, các cấp Hội đã áp dụng nhiều hình thức phổ biến giáo dục pháp luật cho hội viên nông dân như sinh hoạt chi, tổ Hội, sinh hoạt câu lạc bộ nông dân với pháp luật, phát hành sổ tay phổ biến pháp luật cho bà con, tổ chức thi tìm hiểu về luật đất đai, luật cư trú…nhằm tạo điều kiện để hội viên nghiên cứu về pháp luật Nhà nước góp phần nâng cao nhận thức về pháp luật của nông dân. Công tác phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý được các cấp Hội đặc biệt quan tâm, từng bước xây dựng và hình thành hệ thống tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý theo Nghị định 65/NĐ-CP của Chính phủ. Toàn  tỉnh đã thành lập được 111 “CLB nông dân với pháp luật” sinh hoạt của CLB được duy trì hiệu quả, đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên tại thôn, buôn, tổ dân phố đã nắm bắt tâm tư nguyện vọng của bà con nông dân để từ đó tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền giải quyết các thắc mắc của họ. Cùng với việc xây dựng CLB nông dân với pháp luật, Hội ND một số xã trong tỉnh đã phối hợp với các nghành chức năng kêu gọi ủng hộ để xây dựng được 17 tủ sách pháp luật. Hội ND tỉnh đã phối hợp trợ giúp pháp lý lưu động tại các xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc; Hội tổ chức được 3594 buồi tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho 239.176 lượt hội viên nông dân, từng bước giúp bà con hiểu và thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hạn chế những khiếu kiện sai, vượt cấp. Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, các cấp Hội trong tỉnh đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, những quy định thủ tục hành chính và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, các khoản huy động đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, người dân phát huy được quyền làm chủ của mình trong việc kiểm tra giám sát các hoạt động của chính quyền, do đó nhân dân rất đồng tình ủng hộ và đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các cấp Hội trong tỉnh đã vận động được hàng chục tỉ đồng, hàng trăm nghìn ngày công lao động, làm mới và sửa chữa được hàng trăm km đường giao thông và nhiều công trình khác.

          Trong quá trình thực hiện Chỉ thị 26 của Thủ tướng Chính phủ, Hội ND các cấp luôn chú trọng công tác hoà giải tại cơ sở, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm, để phát hiện những mâu thuẫn mới phát sinh, tâm lý của từng đối tượng để có hình thức hoà giải phù hợp.

          Đến nay Hội ND các cấp đã hoà giải thành 1.109 vụ góp phần đảm bảo trật tự xã hội ở nông thôn, hạn chế tối đa việc khiếu kiện vượt cấp tạo sự tin tưởng của nông dân đối với cấp uỷ Đảng, Chính quyền.

          Trong 5 năm qua, Hội ND các cấp trong tỉnh đã tiếp nhận 1.060 đơn thư khiếu nại tố cáo của nông dân, trong đó có 782 đơn thư thuộc thẩm quyền đã được Hội ND trực tiếp giải quyết và 278 đơn thư không thuộc thẩm quyền của Hội, được gửi đến cấp có thẩm quyền giải quyết, nhằm giữ vững tình hình trật tự an ninh nông thôn.

 

Công Minh

 

Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp