Hội Nông dân Cà Mau tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân
08:28 - 03/02/2009
Đến nay, các cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau, trong đó có các tổ chức doàn thể, đặc biệt là Hội ND đã tiếp 1640 lượt công dân, nhận mới 148 đơn thuộc thẩm quyền, giảm 127 đơn so cùng kỳ năm trước, trong đó khiếu nại 133 đơn, tố cáo 15 đơn, năm trước chuyển sang 241 đơn.

 

 

Như vậy, tổng số đơn các cơ quan chức năng phải xem xét giải quyết là 389 đơn. Đã giải quyết xong 190 đơn, trong đó khiếu nại 158 đơn, tố cáo 32 đơn. Đang xem xét giải quyết 199 đơn (khiếu nại 195, tố cáo 4), trong đó thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh 74 đơn, thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện, thành phố 125 đơn.

Nhìn chung công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có những chuyển biến tích cực, UBND tỉnh đã ban hành Quy trình tiếp nhận đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh. Tình hình đơn thư khiếu nại của công dân trên địa bàn giảm hơn. Vai trò của Hội ND các cấp tỉnh Cà Mau ngày càng được thể hiện rõ nét trong quá trình tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân.

Tuy nhiên vẫn còn diễn biến phức tạp; công tác hòa giải tại cơ sở còn hạn chế chưa đạt yêu cầu. Một số vụ việc đã được xem xét giải quyết đúng chính sách, pháp luật, nhưng việc thực thi chưa đạt hiệu quả; quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành tồn đọng còn nhiều, do các đương sự có liên quan cố tình không chấp hành, kéo dài thời gian, các cơ quan có thẩm quyền chưa có biện pháp kiên quyết xử lý, làm ảnh hưởng đến  hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại của công dân.

 

Đồng thời, những năm qua, việc thực hiện Chỉ thị số 26/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tạo điều kiện để Hội Nông dân các cấp tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân trên địa bàn tỉnh đã có tác dụng tốt, góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình an ninh, trật tự xã hội ở nông  thôn.

 

Để thực hiện tốt chủ trương trên, Chủ tịch UBND các cấp, nhất là cấp cơ sở cần chủ động và tăng cường hơn nữa việc phối hợp với Hội Nông dân cùng cấp trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, tiến hành các biện pháp hòa giải, giải quyết mâu thuẩn ngay tại cơ sở, không để khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài, vựợt cấp. Đối với các dự án thu hồi nhiều diện tích đất nông nghiệp, phải mời Hội Nông dân cùng cấp tham gia ý kiến ngay từ đầu và giám sát quá trình thực hiện dự án, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của nông dân, hạn chế mức thấp nhất việc phát sinh khiếu nại, tố cáo ở địa phương.

 

Khi giải quyết khiếu kiện có liên quan đến nông dân, các cơ quan chức năng cần tham khảo ý kiến của Hội Nông dân về quan điểm xử lý. Sau khi có quyết định giải quyết của cơ quan có thẩm quyền, Hội vận động các bên thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung của quyết định trên. Các vụ việc mà Hội Nông dân chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan này cần tập trung giải quyết dứt điểm, đồng thời tạo mọi điều kiện để Hội Nông dân các cấp tham gia giám sát việc thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo.

 

Các sở, ngành chức năng của tỉnh cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ cùng chính quyền địa phương để xây dựng quy chế phối hợp với Hội Nông dân cùng cấp nhằm giải quyết có hiệu quả các khiếu nại, tố cáo của nông dân; đồng thời tăng cường phổ biến pháp luật, trợ giúp pháp lý để nông dân nâng cao nhận thức pháp luật, thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nướ

 

Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục về khiếu nại, tố cáo; thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước trong giải quyết khiếu nại, tố cáo; rà soát, phân loại và có kế hoạch giải quyết các vụ việc còn tồn đọng, đồng thời chỉ đạo các ngành, các cấp trong tỉnh nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm để tập trung chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đạt kết quả cao hơn.

                                                                                Thanh Long

Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp