Bắc Ninh: Đánh giá ưu điểm và hạn chế, bài học kinh nghiệm qua 5 năm triển khai Quyết định 217 của Bộ Chính trị
11:11 - 27/09/2018
(KNTC)- Qua 5 năm thực hiện Quyết định số 217, 218 của Bộ Chính trị về công tác giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền đã được HND các cấp trong tỉnh thực hiện nghiêm túc, có chất lượng, phù hợp với điều kiện, tình hình cụ thể của từng địa phương. Các nội dung giám sát và phản biện xã hội được lựa chọn có trọng tâm, trọng điểm và những vấn đề được hội viên và nhân dân quan tâm, chủ động nắm và giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh từ khu dân cư, hạn chế nông dân tham gia khiếu kiện vượt cấp. Hoạt động giám sát phản biện xã hội tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền từng bước đi vào nền nếp và trở thành chế độ công tác của HND theo chức trách nhiệm vụ được giao.

 
Việc triển khai thực hiện Quyết định số 217, 218 của Bộ Chính trị đã phát huy được tính dân chủ từ cơ sở (Ảnh minh họa)

Kết quả tham gia giám sát và phản biện xã hội đã phát hiện kịp thời những sai sót, yếu kém, sửa đổi những quy định không phù hợp. Việc triển khai thực hiện Quyết định số 217, 218 của Bộ Chính trị đã phát huy được tính dân chủ từ cơ sở, “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát”; gắn với thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”

Bên cạnh những kết quả đạt được, qua 5 năm triển khai và tổ chức thực hiện Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị còn một số hạn chế, tồn tại:  Hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội chưa cao, chưa đồng đều giữa các cơ sở Hội. Một số đơn vị chậm triển khai và thực hiện dẫn đến việc thực hiện vẫn còn những điểm chưa thống nhất; việc tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương ở một số cơ sở Hội còn chưa được kịp thời nên hiệu quả đạt được chưa cao. Một số đơn vị lựa chọn nội dung, hình thức giám sát và phản biện chưa sát với thực tiễn nên chất lượng giám sát và phản biện xã hội hiệu quả chưa cao.Vai trò của tổ chức Hội chưa được phát huy, chưa tạo điều kiện cho hội viên, nông dân tham gia giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
 
Từ đánh giá phân tích về ưu điểm, hạn chế, tỉnh Hội đã rút ra bài học kinh nghiệm trong thời gian tới

Công tác giám sát, phản biện xã hội; góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Hội Nông dân các cấp phải có sự quan tâm lãnh đạo thường xuyên của cấp ủy Đảng, sự phối hợp tích cực, trách nhiệm của chính quyền, của các đoàn thể chính trị - xã hội và sự nhiệt tình của cán bộ Hội;

Phát huy vai trò chủ động, chủ trì của Ban Thường vụ Hội Nông dân các cấp trong việc xác định nội dung giám sát, phản biện của Hội kịp thời báo cáo, xin ý kiến thống nhất của cấp ủy cùng cấp. Trao đổi, thống nhất với Ban Thường trực MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, thanh tra của các ngành chuyên môn các cấp để lựa chọn nội dung giám sát, tránh trùng lắp, chồng chéo trong quá trình giám sát và phản biện xã hội.

 Hoạt động giám sát, phản biện xã hội; góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của các cấp Hội cần phải được tiến hành chặt chẽ, đúng hướng dẫn, đúng quy định của Trung ương Hội. Đồng thời phải có cách làm, phương thức tiến hành linh hoạt, phù hợp với điều kiện về nhân lực, kinh phí, đặc điểm cụ thể của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị và địa phương.

Việc tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị sau phản biện của các cấp Hội phải khách quan, trung thực, đầy đủ nhưng có sự chắt lọc kỹ càng, đảm bảo căn cứ pháp lý, khoa học và thực tiễn; các giải pháp đưa ra phải đảm bảo hiệu quả, tính khả thi. Đồng thời các cấp Hội phải theo dõi, đôn đốc, giám sát việc tiếp thu, thực hiện kiến nghị của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị sau giám sát, phản biện và góp ý.

Tăng cường phối hợp với các ngành chuyên môn nhằm mở rộng, đa dạng và nâng cao hiệu quả công tác giám sát, phản biện; phân công trách nhiệm cụ thể cán bộ phụ trách để công tác giám sát, phản biện xã hội đi vào chiều sâu.

Quan tâm xây dựng, tổng kết thực tiễn và kịp thời nhân rộng các mô hình tổ chức giám sát, phản biện xã hội; góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của các cấp Hội đạt được kết quả tốt.

Thành lập đường dây nóng tại các huyện, thị, thành Hội, để kịp thời tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh từ người dân.

Khi người dân phát hiện các dấu hiệu vi phạm pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp; tổ chức Hội Nông dân, Mặt trận Tổ quốc các cấp có trách nhiệm phản ánh, kiến nghị, cung cấp thông tin đến cơ quan có thẩm quyền thuộc ngành nông nghiệp và PTNT và ngành công thương xử lý vi phạm theo thẩm quyền. Các cơ quan nhận được kiến nghị, phản ánh có trách nhiệm xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật và thông báo cho đơn vị kiến nghị, phản ánh biết kết quả./.

Linh Anh
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp