Gia Lai: Coi giám sát, phản biện là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp Hội
11:17 - 16/09/2018
(KNTC) - Để công tác giám sát đạt hiệu quả cao, Hội ND tỉnh đã phối hợp với Ủy ban MTTQ tỉnh, Thanh tra tỉnh, Sở Tư Pháp và Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành giám sát trực tiếp tại thành phố Pleiku, huyện Kbang và Ia Grai.
Hội ND tỉnh đã tiến hành giám sát về sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp tại UBND 10 xã, phường, thị trấn và các cơ sở sản xuất kinh doanh


Bên cạnh đó, Hội ND tỉnh đã tham gia cùng Đoàn giám sát do Mặt trận Tổ quốc tỉnh tiến hành thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm tại 14 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm và làm việc với các huyện: Mang Yang, KrôngPa, Đức Cơ; tham gia đoàn giám sát của HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Chương trình 135 tại 05 huyện: Đăk Đoa, Phú Thiện, Chư Păh, Chư Prông, Đức Cơ và khảo sát tình hình cho thuê đất chuyển nhượng, không còn đất để canh tác trong đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Kbang.


Đồng thời, Hội ND tỉnh đã tiến hành giám sát công tác quản lý nhà nước về sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp tại UBND 10 xã, phường, thị trấn và 54 cơ sở sản xuất kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và thức ăn gia súc.


Qua giám sát, UBND các xã, phường, thị trấn đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp đến các cơ sở kinh doanh và hội viên nông dân, thường xuyên kiểm tra các cơ sở kinh doanh để tăng cường phòng, chống việc mua - bán vật tư nông nghiệp kém chất lượng, hàng giả nhằm đảm bảo quyền lợi cho hội viên, nông dân.


Bên cạnh đó, qua giám đã đề xuất các cơ quan chức năng tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, đồng thời tiếp tục tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên nông dân để tránh mua hàng kém chất lượng.


Riêng huyện Mang Yang, đã phối hợp giám sát việc sử dụng hiệu quả vốn vay mua vật tư sản xuất nông nghiệp theo Quyết định 755/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề cho hộ nghèo ở xã khó khăn tại 02 xã Đăk Ta Ley và Đăk Jơ Ta.


Đối với Hội ND cấp huyện, 07/17 đơn vị chủ trì phối hợp với Ủy ban MTTQ và các ban, ngành liên quan tổ chức giám sát. Trong đó, có 06 đơn vị, gồm: Chư Păh, Kbang, Đăk Đoa, Phú Thiện, AyunPa, Ia Grai tổ chức giám sát thực hiện pháp luật về sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp.


Ngoài ra, 10/17 đơn vị trên địa bàn tham gia cùng với đoàn giám sát của HĐND, Uỷ ban MTTQ các ngành chức năng giám sát các vấn đề như: Các chương trình cấp phát các mặt hàng chính sách, mặt hàng cho không cho hộ nghèo và gia đình chính sách; chương trình vay vốn hộ nghèo, hộ cận nghèo được ủy thác qua các Hội đoàn thể thuộc nguồn vốn vay của ngân hàng CSXH; việc tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; việc triển khai công tác cho vay đối với hộ nghèo và giám sát tình hình quản lý, khai thác, sử dụng các công trình thủy nông; các dự án đầu tư nông nghiệp vùng đặc biệt khó khăn…


Trên cơ sở đăng ký nội dung giám sát và phản biện xã hội năm 2017, Hội ND tỉnh được tỉnh ủy thống nhất phê duyệt nội dung phản biện xã hội tại thông báo số 456 với nội dung phản biện đối với “Chủ trương, chính sách về phát triển cây chanh dây trên địa bàn tỉnh Gia Lai”.


Đồng thời, các cấp Hội còn tích cực tham gia nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến, kiến nghị đối với các dự thảo về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án về phát triển kinh tế xã hội của địa phương; tổ chức lấy ý kiến của cán bộ Hội, hội viên nông dân tham gia các dự thảo luật của Quốc hội, Nghị quyết của Đảng các cấp; nghị quyết Hội đồng nhân dân cùng cấp và các dự thảo quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế  xã hội của ủy ban nhân dân cùng cấp khi được yêu cầu.
 

Các cấp Hội đã tham gia 550 cuộc tiếp xúc giữa đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp với trên 15.000 lượt cử tri tham dự, 812 lượt ý kiến tham gia đóng góp về các vấn đề trên các lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong đó, nội dung, quy trình và quyền, trách nhiệm phản biện xã hội được thực hiện đảm bảo theo quy định.


Bên cạnh đó, Hội ND các cấp xây dựng nội dung cụ thể tham gia xây dựng Đảng, chính quyền nhất là tham gia góp ý vào những dự thảo nghị quyết quan trọng của cấp ủy; nắm tình hình, tư tưởng, tâm trạng của hội viên nông dân, đề xuất biện pháp sát thực để giải quyết những vấn đề nóng, bức xúc trong nhân dân.


Thực hiện Quyết định 553 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Hội ND tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn Hội ND các cấp chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức đối thoại các vấn đề mà hội viên, nông dân quan tâm.



Điển hình như: Huyện Đức cơ tham gia cùng với Mặt trận Tổ quốc huyện tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân tại 02 xã IaDin và Ia Nan, có 80 người với 25 ý kiến đề xuất kiến nghị các vấn đề liên quan đến đất đai, chính sách cho nông dân; huyện Đăk Đoa phối hợp với ngân hàng NN&PTNT tổ chức đối thoại nhằm tháo gỡ những vướn mắc trong quá trình cho vay theo Nghị định 55 của Chính phủ và chương trình cho vay tái canh cây cà phê có 150 hội viên nông dân với 20 ý kiến tham gia; huyện Chư Pưh phối hợp với Phòng tư pháp, Thanh tra tổ chức hoạt động đối thoại với nông dân về giải quyết khiếu nại tố cáo của nông dân.


Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, sự hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Hội NDVN và sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể liên quan, công tác giám sát và phản biện xã hội được triển khai thực hiện trong hệ thống Hội từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn.


Các nội dung giám sát, phản biện xã hội được đề ra tập trung vào những vấn đề mà các cơ quan, đơn vị và hội viên nông dân trong tỉnh quan tâm. Qua đó đã phát huy dân chủ, quyền và trách nhiệm của tổ chức Hội và hội viên, nông dân trong tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.


Năm 2018, các cấp Hội tiếp tục quán triệt trong cán bộ, hội viên, nông dân về ý nghĩa, mục đích, quan điểm, tính chất, nội dung của Quyết định 217, 218 của Bộ chính trị; bồi dưỡng, trang bị kiến thức, kỹ năng về quy trình, phương pháp giám sát nhân dân cho cán bộ Hội để thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ; trao đổi, phối hợp phản ánh thông tin với các cơ quan nhà nước, các ngành chức năng; tổ chức tiếp xúc, đối thoại nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng; lắng nghe, tiếp thu ý kiến của hội viên, nông dân để phản ánh, góp ý kiến với cấp ủy, chính quyền các cấp; tích cực tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; phối hợp giám sát và giám sát thường xuyên, nâng cao hiệu quả giám sát ở cơ sở, khu dân cư.
 

Mai Luân
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp