Lai Châu: đẩy mạnh công tác phối hợp trong thực hiện Chỉ thị 26
15:44 - 24/05/2012
Trong những năm qua, thực hiện Chỉ thị 26/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Hội Nông dân tỉnh Lai Châu đã phối hợp với các ngành Tư pháp, Thanh tra, Tài nguyên và Môi trường tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật được 2.640 buổi và 448 lượt tư vấn cho 328.164 lượt hội viên, nông dân cung cấp những kiến thức pháp luật thiết thực để nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cho nông dân.

Từ khi chia tách (năm 2004), tỉnh Lai Châu được thành lập với 07 huyện, thị xã, có địa bàn rộng, địa hình hiểm trở, hạ tầng phát triển kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn, dân số chiếm phần đông là đồng bào dân tộc thiểu số với nhiều phong tục, tập quán văn hóa khác nhau, trình độ nhận thức pháp luật còn nhiều hạn chế. Xuất phát điểm như vậy, nên Hội Nông dân tỉnh Lai Châu trong những năm qua để thực hiện tốt Chỉ thị 26/2001/TTg của Thủ tướng Chính phủ cùng với sự quan tâm tạo điều kiện của cấp ủy Đảng, chính quyền đã luôn đề cao công tác tham gia tiếp dân và gải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân gắn liền với các sở, ngành chuyên môn trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật từng bước nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, hội viên, nông dân.

Trong công tác phối hợp thực hiện Chỉ thị 26/TTg của Thủ tướng Chính phủ hàng năm chính quyền và các sở, ngành chức năng và Hội Nông dân đã xây dựng được hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện Chỉ thị có kết quả. Cụ thể, Ủy ban nhân dân các cấp đã ban hành Quy chế phối hợp trong việc tiếp công dân quy định phải tham khảo ý kiến, kiến nghị của Hội Nông dân trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân đặc biệt là hình thức tổ chức đối thoại, giải đáp những thắc mắc giữa chính quyền với nông dân. Các kiến nghị của Hội trong quá trình giải quyết khiếu nại của nông dân đã được Ủy ban nhân dân kịp thời xem xét, tiếp thu đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của nông dân. Đồng thời Ủy ban nhân dân đã tạo điều kiện để Hội Nông dân thực hiện quy chế dân chủ công khai, thông tin cho người dân những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân như đất đai, đền bù, giải phóng mặt bằng, huy động đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, quản lý thu chi các nguồn vốn, các chương trình, dự án kinh tế, xã hội, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước.

Phối hợp với ngành Thanh tra trong quá trình tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân đã được duy trì và củng cố ở các cấp Hội. Có những vụ việc ngành Thanh tra giải quyết và phối hợp với Hội để hòa giải, vận động, thuyết phục nông dân cùng tháo gỡ những vướng mắc, bất cập. Kết quả, Hội Nông dân đã tham gia giải quyết được 339/897 vụ việc khiếu nại, tố cáo của nông dân. Qua đó Hội Nông dân thực hiện tốt hơn chức năng giám sát việ thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo của chính quyền và các cấp, ngành địa phương. Bên cạnh đó, Thanh tra tỉnh đã phối hợp mở 02 lớp tập huấn nghiệp vụ tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo cho cán bộ lãnh đạo và đội ngũ cán bộ chuyên môn của các cấp Hội từ đó nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân, tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân kịp thời và hiệu quả hơn.

Phối hợp với ngành Tư pháp, các cấp Hội đã được hỗ trợ trong công tác biên soạn tài liệu tuyên truyền pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ Hội, từ năm 2004 đến nay đã phát hành đã phát hành 37 số Bản tin tư pháp với số lượng 10.800 với nhiều tin bài, ảnh tuyên truyền phổ biến pháp luật, cấp phát trên 99.000 tờ gấp pháp luật được cán bộ Hội sử dụng làm tư liệu tuyên truyền, phổ biến cho hội viên, nông dân thiết thực và hiệu quả.

Trong công tác phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý, các cấp Hội đã phối hợp với các phòng Tư pháp, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước của tỉnh tổ chức được 344 cuộc cho 8.544 lượt người, tư vấn pháp luật được 263 lượt người và 1.364 buổi tuyên truyền pháp luật cho 199.881 lượt người. Kết hợp với việc mở chuyên mục “phổ biến chính sách, pháp luật” qua sóng phát thanh truyền hình đã cung cấp nhiều thông tin pháp luật cơ bản như Luật Đất đai, Luật khiếu nại, tố cáo, chính sách về đền bù, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất, chính sách với người có công với cách mạng, chính sách hỗ trợ hộ nghèo... Qua đó từn bước tạo điều kiện để nông dân tiếp cận nhiều hơn với các thông tin chính sách, pháp luật cũng như nâng cao nhận thức pháp luật cho hội viên, nông dân.

Phối hợp với ngành Tài nguyên-môi trường trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung và tham gia giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến nông dân với tổng số 897 đơn thư được giải quyết.

Song song với công tác phối hợp giữa các cấp Hội, chính quyền và các ngành chức năng trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân, các cấp Hội đã tích cực, chủ động tổ chức được 2.640 buổi tuyên truyền cho 328.164 lượt người, 448 lượt cán bộ, nông dân được tư vấn pháp luật trực tiếp.

Nhìn chung, qua 7 năm phối hợp với các ngành tư pháp, Thanh tra, Tài nguyên và Môi trường trong thực hiện Chỉ thị 26/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ của các cấp Hội Nông dân tỉnh Lai Châu đã góp phần nâng cao nhận thức pháp luật của nông dân, hạn chế khiếu kiện sai, đông người, vượt cấp, phát huy thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở từ đó giữ vững được an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn.
                                                                         Thế Ngọc

                                                                                                

                                                                                                          

Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp