Bình Thuận thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với Chỉ thị số 03
10:22 - 23/06/2015
Những năm qua, các cấp Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận đã thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phát huy vai trò của mình làm nòng cốt vận động nông dân tích cực tham gia các phong trào hành động cách mạng, xây dựng nông thôn mới, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Ảnh minh họa.

Hội Nông dân các cấp chủ động có chương trình phối hợp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể liên quan thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, nâng cao vai trò của tổ chức hội trong việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh. Thông qua các cuộc sinh hoạt Chi, tổ Hội, hội nghị triển khai nội dung thực hiện Quy chế dân chủ gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; phong trào: “Chung sức,chung lòng xây dựng nông thôn mới”; Phong trào thi đua “Dân vận khéo” và các phong trào thi đua khác; triển khai thực hiện nghị quyết số 25- NQ/TW về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” phổ biến kịp thời các văn bản về chế độ, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước cho cán bộ, hội viên, nông dân.

Tổ chức cho hội viên, nông dân góp ý kiến và triển khai thực hiện nghiêm túc Hiến pháp năm 2013; Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản; Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập; Nghị định số 90/2013/NĐ-CP ngày 08/8/2013 của Chính phủ quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; Kế hoạch số 45-CT/TU, Chỉ thị số 40-CT/TU, Chỉ thị số 30-CT/TU, Chỉ thị số 27-CT/TU của Tỉnh uỷ về phòng, chống tham nhũng, tiết kiệm, lãng phí, chấp hành giờ giấc làm việc; Quyết định số 217- QĐ/TW, Quyết định số 218- QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của bộ Chính trị Ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; phát huy tốt các quyền được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra giám sát.

Qua đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, nông dân để cùng tham gia xây dựng và thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở. Đồng thời gắn việc thực hiện Quy chế dân chủ với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ Hội, góp phần xây dựng cơ quan trong sạch, vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất, làm việc có hiệu quả,  ngăn chặn và chống tham nhũng, lãng phí.
    
Tất cả các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, các địa phương đều công khai cho nhân dân biết bằng việc niêm yết tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn và ban điều hành thôn, khu phố; tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh của xã, qua hội nghị đại biểu nhân dân thôn, khu phố. Nội dung công khai cho nhân dân biết là những vấn đề có liên quan đến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, các kế hoạch, dự án, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế; công khai các khoản quỹ huy động sức dân; kết quả thanh tra, kiểm tra giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức.

Phong trào nông dân xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh; tiếp tục tuyên truyền hội viên, nông dân tham gia thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại 21 xã được tỉnh chọn làm điểm, nhất là triển khai Nghị quyết số 03–NQ/TU ngày 16/3/2011 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 và tổ chức đăng ký giao ước thi đua “chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới”.

Hội Nông dân tỉnh phối hợp với các ngành liên quan chính quyền địa phương tham gia đối thoại và nắm bắt tâm tư nguyện vọng của cán bộ, hội viên nông dân nhằm tổ chức giải quyết các vấn đề bức xúc của người dân ngay từ cơ sở. Thực hiện Chỉ thị 26 của thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 22 của UBND tỉnh, Hội Nông dân tỉnh đã cử lãnh đạo tham gia đầy đủ các buổi tiếp công dân cùng chính quyền đồng thời phối hợp giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cán bộ, hội viên, nông dân đạt hiệu quả cao. Công tác hòa giải được củng cố thường xuyên, hiện nay toàn tỉnh có 127 Hội đồng hoà giải; 987 tổ hòa giải ở thôn, khu phố. Các cấp Hội đã tham gia hòa giải các mâu thuẫn nhỏ trong nội bộ nông dân 9.794 vụ trong đó hòa giải thành 5.726 vụ, không thành 4.068 vụ; phối hợp với chính quyền giải quyết 1.060/1.555 vụ khiếu nại, tố cáo của cán bộ, hội viên nông dân.

Qua triển khai học tập Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị, nhận thức của cán bộ, hội viên nông dân được củng cố và nâng lên; xác định rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và sự cần thiết trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Từ đó, tuyên truyền, động viên cán bộ và hội viên nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh. Việc thực hiện QCDC đã phát huy vai trò làm chủ của cán bộ, hội viên, nông dân, tạo môi trường làm việc thân thiện, đoàn kết, dân chủ, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tạo sự đồng thuận cao trong tập thể; gắn chức trách, trách nhiệm của cá nhân với thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ  của cán bộ, hội viên nông dân nhằm nâng cao vai trò, tính chủ động, sáng tạo trong lĩnh vực đời sống, sản xuất và xây dựng địa phương ổn định về an ninh, chính trị, trật tự, an toàn, xã hội.
                                                                                
                                                                                                   
 
Xuân Thu
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp