Đoàn giám sát sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp Hà Nội: 12/23 cơ sở vi phạm chất lượng ATTP
10:31 - 20/09/2016
(KNTC)- Cuối tháng 7/2016, Ban chỉ đạo Kế hoạch liên tịch  71 (KHLT) gồm: Hội Nông dân, Sở NN & PTNT, Sở Công thương, MTTQ TP Hà Nội thành lập Đoàn giám sát liên ngành việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp (VTNN) trên địa bàn huyện Hoài Đức.
Ông Đỗ Đức Trung – Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức (đứng) báo cáo công tác quản lý VTNT trên địa bàn huyện (Ảnh: KTĐT)


Đoàn đã khảo sát tại huyện Song Phương. Tại đây Đoàn đã nghe ý kiến phản ánh, kiến nghị của một số hộ chăn nuôi lợn, cửa hàng kinh doanh phân bón, giống cây trồng và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), hộ trồng rau an toàn tại xã.


 
Hiện nay, trên địa bàn huyện Hoài Đức có 9 DN sản xuất VTNN, gồm: 4 DN sản xuất thức ăn chăn nuôi, 3 DN sản xuất phân bón và 2 DN sản xuất thuốc thú y. Về hoạt động kinh doanh, toàn huyện có 39 cửa hàng kinh doanh phân bón, giống cây trồng, thuốc BVTV, 30 cửa hàng kinh doanh thuốc và vật tư thú y, 29 cửa hàng kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Toàn bộ 100% các cửa hàng đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. 


 
Đồng thời Đoàn giám sát đã làm việc với Đại diện lãnh đạo UBND huyện, phòng Kinh tế, Trạm BVTV, đại diện lãnh đạo UBND xã Song Phương về việc tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực VTNN. NHững kết quả, hạn chế, tồn tại và những khó khăn trong công tác quản lý nhà nước; những bất cập trong việc cấp giấy chứng nhận kinh doanh VTNN; trao đổi các vấn đề về thu gom và xử lý vỏ, hộp bao thuốc BVTV, việc xử lý các vi phạm trong kinh doanh VTNN; những kiến nghị của địa phương.
 


Qua khảo sát thực tế tại xã Song Phương, UBND huyện, ý kiến trao đổi, thảo luận của thành viên, Đoàn giám sát  đánh giá, UBND huyện đã chỉ đạo phòng kinh tế, đội quản lý thị trường, trạm BVTV, UBND các xã tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn áp dụng quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng VTNN.


 
Các ban, ngành địa phương đã tổ chức 13 cuộc hội thảo, hội nghị tuyên truyền về Luật An toàn thực phẩm, các quy định của nhà nước, thành phố về ATTP cho gần 500 hộ chăn nuôi, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật, người quản lý, người trực tiếp sản xuất, sơ chế rau an toàn…


 
Đồng thời địa phương cũng tổ chức đoàn thanh tra, giám sát liên ngành về ATTP, kiểm tra hàm lượng chất kháng sinh trong sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về kinh doanh VTNN, sản xuất, sơ chế rau an toàn. Kịp thời nhắc nhở, đôn đốc, hướng dẫn các cửa hàng kinh doanh VTNN chưa có chứng chỉ hoàn thiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định.


 
Trong năm 2015, Đội quản lý thị trường huyện phối hợp với Đoàn liên ngành thành phố kiểm tra 42 cuộc đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi, có lấy mẫu kiểm tra chất lượng. Kết quả không phát hiện trường hợp nào sản xuất, dùng chất cấm trong chăn nuôi.


 
Tuy nhiên, qua kiểm tra vẫn còn 12/23 cơ sở vi phạm chất lượng ATTP; 8/16 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV không có giấy phép chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; kinh doanh hàng hóa nhập lậu, buôn bán thuốc BVTV hết hạn sử dụng, bán thuốc BVTV chung với thực phẩm (rau, củ, quả). Một cơ sở sơ chế rau cung cấp sai sự thật, không trung thực về chất lượng sản phẩm; 3 cơ sở kinh doanh bày bán thuốc thú y chung với thức ăn chăn nuôi và không có biển hiệu kinh doanh. Vẫn còn hiện tượng lạm dụng thuốc kích thích sinh trưởng trong trồng trọt.


 
Vẫn còn tình trạng vứt bừa bãi vỏ thuốc BVTV đã sử dụng; công tác bồi dưỡng kiến thức về quản lý và sử dụng  thuốc BVTV còn hạn chế…


 
Đoàn giám sát cũng kiến nghị với UBND huyện Hoài Đức tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật của nhà nước về VTNN tới các hộ dân, người kinh doanh, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ…


 
Tiếp tục tăng cường công tác thanh, kiểm tra các cơ sở kinh doanh VTNN, xử lý nghiêm các hộ không đảm bảo kinh doanh theo quy định của pháp luật…
 



“Hoài Đức cần tiếp tục rà soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNT trên địa bàn. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao kiến thức cho người dân về đảm bảo vệ sinh ATTP trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng VTNN. Căn cứ vào tình hình thực tế, Ban chỉ đạo sẽ nghiên cứu, đề xuất TP bổ sung chỉ tiêu biên chế cán bộ chuyên trách về ATTP cho cấp huyện, xã”, bà Bùi Thị Bích Hẳng, Phó Chủ tịch Hội ND thành phố Hà Nội, phó Ban Thường trực Ban Chỉ đạo KHLT 71 nói.

Châu Thành
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp