Hà Nam đẩy mạnh xây dựng mô hình điểm thực hiện Chỉ thị 26
15:03 - 18/06/2012
Thực hiện chỉ đạo xây dựng mô hình điểm Chỉ thị 26, Hội Nông dân huyện, thành và tỉnh Hà Nam đã phối hợp với ngành Thanh tra, Tư pháp triển khai; hàng năm tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả đạt được.

Qua đó khẳng định vị trí vai trò của các cấp Hội Nông dân trong việc tham gia cùng các ngành, các cấp trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; đặc biệt trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Hoạt động Ban Chỉ đạo 26 với quy chế phối hợp rõ ràng về nhiệm vụ, trách nhiệm của chính quyền, các ngành và của tổ chức Hội Nông dân; đồng thời nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ chủ chốt của Hội trong việc tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo và trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Từ kết quả đó, Hội Nông dân đã cùng các ngành Thanh tra, Tư pháp đề ra các biện pháp phối hợp, chỉ đạo đến các xã, thị trấn trong toàn tỉnh; trong đó việc thành lập CLB nông dân với pháp luật năm 2008 là nội dung thiết thực, quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; việc tham gia tiếp dân cùng các cấp chính quyền để tổ chức Hội chủ động trong công tác tuyên truyền vận động nông dân chấp hành quyết định giải quyết của các cấp chính quyền và nâng cao nhận thức của nông dân về pháp luật nhằm hạn chế đơn thư, hạn chế khiếu kiện vượt cấp, đông người...

Các mô hình của Hội Nông dân chỉ đạo được chính quyền từ huyện đến cơ sở thống nhất ngay từ khi chọn địa điểm, đồng thời có sự phối hợp chỉ đạo các ngành của tỉnh nên các mô hình đều có tác dụng tích cực trong việc tuyên truyền, tư vấn pháp luật. 10 năm qua, Hội Nông dân tỉnh Hà Nam đã chỉ đạo mỗi huyện, thành phố xây dựng 1 xã làm điểm rút kinh nghiệm để từ đó nhân ra các xã, phường, thị trấn, điển hình như: Huyện Kim Bảng xây dựng điểm tại xã Nhật Tựu, sau đó chỉ đạo các xã Đồng Hoá, Lê Hồ, Kim Bình, Ngọc Sơn, Ba Sao, Thi Sơn là điểm các cụm kinh tế trong huyện; Huyện Thanh Liêm xây dựng điểm tại xã Thanh Lưu, sau 1 năm chỉ đạo, tổ chức hội nghị đánh giá để nhân diện rộng đến tất cả các xã trong huyện; Huyện Duy Tiên xây dựng điểm tại xã Châu Giang sau đó nhân rộng ra xã Yên Nam, Yên Bắc, Mộc Bắc; thành phố Phủ Lý xây dựng điểm tại xã Liêm Chung...

Bên cạnh đó, năm 2008 Hội Nông dân tỉnh xây dựng đề án 127 về việc thành lập CLB nông dân với pháp luật, bước đầu các huyện, thành Hội đều ra mắt 1 CLB nông dân với pháp luật; sau đó các huyện thành Hội tập trung chỉ đạo và cuối năm đã ra mắt được 46 CLB. Và đến nay đã có 227 CLB với 1.135 thành viên Ban chủ nhiệm, 9405 thành viên là hội viên, nông dân tham gia.

100% CLB nông dân với pháp luật sau khi thành lập đều xây dựng quy chế hoạt động; chương trình hoạt động hàng năm. Tổ chức sinh hoạt các thành viên CLB định kỳ 3 tháng/lần hoặc 1 tháng/lần gắn tuyên truyền, trợ giúp, tư vấn hoặc sinh hoạt chi Hội. Hàng năm các CLB đã chủ động phối hợp với các ngành, đoàn thể, UBND xã để tuyên truyền cho trên 100.000 lượt hội viên, nông dân về các bộ luật, các chủ trương, chính sách của Đảng, của địa phương. CLB đã tư vấn pháp luật 356 buổi cho 24.598 người, trợ giúp pháp lý cho 8200 lượt hội viên, nông dân về các nội dung chủ yếu như chính sách đền bù giải phóng mặt bằng; Luật đất đai, Luật Hôn nhân gia đình, Luật quân sự... và các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp. Xây dựng quỹ hoạt động của CLB, 100% CLB có quỹ bình quân 1,2 triệu đồng. Các thành viên CLB hàng năm được tập huấn nâng cao kiến thức về pháp luật và kỹ năng hoạt động, kỹ năm tuyên truyền, trong 3 năm đã tổ chức 65 lớp tập huấn với 732 thành viên Ban chủ nhiệm; đồng thời trang bị tài liệu pháp luật cho 203 tủ sách. Hoạt động của các CLB nông dân với pháp luật có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, góp phần giữ vững an ninh chính trị ở địa phương, xây dựng làng, xã văn hoá. Các thành viên CLB tham gia vào tổ hoà giải cơ sở vì vậy công tác hoà giải được thực hiện ngay tại cơ sở, hạn chế đơn thư đề nghị, khiếu kiện đến các cấp, trong 3 năm đã hoà giải thành 1.623/1.675 vụ việc.

Những năm qua, các CLB nông dân với pháp luật hoạt động hiệu quả đã đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng của nông dân; vì vậy đã góp phần nâng cao vị thế của tổ chức Hội các cấp; có tác dụng thu hút, tập hợp nông dân tự nguyện vào Hội. Nhiều cơ sở Hội và cán bộ Hội thấy rõ vai trò trách nhiệm trong việc thực hiện Chỉ thị 26, hiểu rõ nội dung, các bước thực hiện Chỉ thị, công tác hoà giải... nhận thức đội ngũ cán bộ Hội nâng lên.

                                                                  Ngân Hà

 

Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp