Lai Châu thực hiện Chỉ thị 26 gắn với Quy chế dân chủ cơ sở
22:06 - 09/05/2010
Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, các cấp Hội Nông dân tỉnh Lai Châu đã tổ chức tuyên truyền, quán triệt các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, của Trung ương Hội Nông dân về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, đặc biệt là gắn liền với thực hiện Chỉ thị 26 tới toàn thể cán bộ, hội viên, nông dân thông qua các hoạt động Hội và phong trào nông dân trong toàn tỉnh.


          10 năm qua, các cấp Hội Nông dân tỉnh Lai Châu đã tích cực phối hợp cùng các cấp, các ngành, đoàn thể thực hiện công tác phổ biến giáo dục PL, trợ giúp pháp lý, tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo của nông dân gắn liền với thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở. Đến nay, các cấp Hội đã tổ chức được 102 lớp tập huấn cho 4.036 lượt cán bộ, hội viên, nông dân tham dự, 3.706 buổi tuyên truyền PL cho 259.650 lượt hội viên, nông dân học tạp; 1.659 buổi tư vấn pháp luật cho 143.526 lượt người, xây dựng được 22 câu lạc bộ nông dân với PL, 34 tủ sách PL, phối hợp với các ngành giải quyết 197 đơn thư khiếu nại tố cáo, hòa giải 1.748 vụ việc mâu thuẫn trong nội bộ nông dân, các đơn thư khiếu nại tố cáo cơ bản được giải quyết ngay tại cơ sở, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện vượt cấp, kéo dài, tạo thành “điểm nóng”, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội nông thôn.

          Các cấp Hội vận động nông dân nêu cao ý thức trách nhiệm tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể ở địa phương ngày càng trong sạch, vững mạnh. Xây dựng và giám sát việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, chính sách phát triển các thành phần kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, chính sách đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; tham gia bổ sung, xây dựng các chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực nông dân, nông nghiệp, nông thôn. Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, phối hợp với các cấp chính quyền, các ngành chức năng giải quyết kịp thời những vấn đề có liên quan đến đời sống nông dân, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nông dân.

          Bên cạnh đó, các cấp Hội tích cực vận động nông dân phát huy nội lực, dân chủ trong việc tham gia phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, tham gia phát triển kinh tế xã hội địa phương. Liên kết phối hợp với các ngành, các trường đào taọ nghề, các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế tạo điều kiện hỗ trợ nông dân có thêm sự lựa chọn hướng đi phù hợp trong phát triển kinh tế. Chương trình, dự án đều xuất phát từ nguyện vọng của nông dân, được nông dân tham gia hưởng ứng nhiệt tình, có hiệu quả cao. Bình quân mỗi năm có trên 10 ngàn hộ nông dân đăng ký phấn đấu đạt tiêu chí hộ SXKD giỏi. Từ đó, nông dân đã tham gia quyên góp, ủng hộ 128 triệu đồng, xây dựng 16 nhà tình nghĩa và nhà đại đoàn kết, tặng 12 sổ tiết kiệm cho các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong tỉnh.

          Việc HND tham gia thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở gắn liền với thực hiện Chỉ thị 26 đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành trong việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở. Từng bước đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo theo hướng gần dân, sát dân, hiểu dân và giải quyết những nguyện vọng chính đáng của người dân, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng. Từ đó, nhận thức của cán bộ, hội viên, nông dân có những chuyển biến rõ rệt, nhận thức được tầm quan trọng trong việc thực hiện QCDCCS, quyền làm chủ của bản thân được nâng lên, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế xã hội địa phương.

          Qua thực tiễn 10 năm thực hiện QCDCCS gắn với thực hiện Chỉ thị 26, các cấp Hội Nông dân tỉnh Lai Châu đã rút ra những bài học kinh nghiệm như:

          Một là: Để thực hiện QCDCCS trong những năm tới được tốt hơn, mỗi cán bộ Hội cần nắm vững các quan điểm chỉ đạo của Trung ương về xây dựng và thực hiện QCDCCS. Nâng cao nhận thức về thực hiện dân chủ cho cán bộ, hội viên, nông dân.

          Hai là: Tăng cường công tác phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể có hướng chỉ đạo tập trung, thống nhất. Công tác tuyên truyền, vận động thực hiện QCDC phải được đổi mới phù hợp hơn với từng đối tượng được tuyên truyền. Thực hiện tốt phương châm của Đảng là “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và nguyên tắc tập trung dân chủ.

          Ba là: Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị 26 gắn với thực hiện QCDC và các phong trào thi đua do Hội phát động.

          Bốn là: Quan tâm củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, đặc biệt là cơ sở Hội, nâng cao vai trò tham mưu, chỉ đạo của tổ chức Hội, tích cực nắm bắt tâm tư nguyện vọng của hội viên, nông dân.

 

          Ngọc Minh

Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp