Thái Nguyên: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật và hòa giải cơ sở
Sau khi Luật hòa giải ở cơ sở được ban hành và có hiệu lực, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã triển khai việc thực hiện Luật đến cơ sở Hội, chi hội và hội viên nông dân trong tỉnh. Trong xây dựng kế hoạch hoạt động công tác Hội hàng năm đã xây dựng công tác tuyên truyền những Chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến các cấp Hội, cán bộ, hội viên nông dân.
Sáu tháng đầu năm 2017, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức 03 lớp tập huấn tuyên truyền về nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo cho 3.240 lượt cán bộ, hội viên nông dân; tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền về An toàn giao thông, phòng chống tội phạm, ma túy... cho 905 lượt hội viên nông dân. Tổ chức 09 lớp tập huấn Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ
Bên cạnh đó, Hội Nông dân các cấp còn chủ động lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến Luật hòa giải ở cơ sở và các nghị định hướng dẫn thi hành trong các chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương. Trong đó chú trọng việc thông tin, tuyên truyền về các vụ việc khiếu nại, tố cáo cụ thể đến hội viên, nông dân, đảm bảo việc hòa giải ở cơ sở thực hiện đúng pháp luật, đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của hội viên nông dân.
Các cấp Hội trong tỉnh đã tiếp nhận 18 đơn thư, khiếu nại, giải quyết 14 đơn thư thuộc thẩm quyền, 04 đơn thư, khiếu nại còn lại chuyển cơ quan chức năng giải quyết theo quy định; hòa giải thành công 101 vụ mâu thuẫn nội bộ nông dân.
Để công tác hòa giải được đi vào nề nếp, các vụ việc mâu thuẫn trong nội bộ hội viên, nông dân của từng địa phương đã được các cấp Hội để phối hợp với các ngành chức năng giải quyết kịp thời nguyện vọng chính đáng của hội viên nông dân. Các cấp Hội tiến hành sơ kết đánh giá kết quả thực hiện, rút kinh nghiệm triển khai mở rộng theo hướng, tuyên truyền vận động thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở với việc tổ chức hòa giải tại cơ sở, hạn chế khiếu kiện vượt cấp, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng theo chương trình phối hợp giải quyết các vụ khiếu kiện phức tạp, gay gắt kéo dài.
Hàng năm, Hội Nông dân tỉnh tổ chức kiểm tra công tác Hội và phong trào nông dân trong toàn tỉnh và các cuộc kiểm tra đột xuất nhằm nắm bắt tình hình công tác, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các cấp Hội và hội viên nông dân. Từ đó, có hướng giải quyết và chỉ đạo giải quyết, phối hợp giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo, mẫu thuẫn nội bộ nông dân kịp thời, đúng quy định pháp luật ngay từ khi mới phát sinh ở cơ sở, nhất là những vụ việc này sinh trong nội bộ nông dân.
Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các cấp Hội thực hiện đúng quy định pháp luật và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; tăng cường hoạt động quản lý Nhà nước và thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của đơn vị. Các đồng chí lãnh đạo các cấp Hội là người trực tiếp tiếp hội viên nông dân định kỳ và đột xuất theo Luật tiếp công dân; tổ chức đối thoại, lắng nghe ý kiến của hội viên nông dân, làm cơ sở cho việc chỉ đạo, xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của hội viên nông dân, không để phát sinh mâu thuẫn, khiếu kiện phức tạp, vượt cấp.
Khi có khiếu nại, tố cáo, mẫu thuẫn trong nội bộ nông dân người đứng đầu các các cấp Hội thể hiện tinh thần trách nhiệm, ban hành văn bản xử lý, giải quyết đúng thời hạn, đúng pháp luật, đúng thẩm quyền, nếu không thuộc thẩm quyền phải hướng dẫn và chuyển vụ việc đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định./.