|
Tuyên truyền, nâng cao pháp luật cho nhân dân là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị (ảnh: QĐND) |
Hàng năm, các cấp Hội đã kế hoạch tuyên truyền Chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến các cấp Hội, cán bộ, hội viên nông dân; biên tập và phát hành 3.6.000 cuốn Bản tin nông dân; duy trì hoạt động Website nông dân Thái Nguyên với nhiều nội dung, bài viết phản ánh tình hình hoạt động của các cấp Hội trong tỉnh.
Trong 3 năm qua, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức 40 lớp tập huấn tuyên truyền Chỉ thị số 26/2001/CT-TTg, ngày 09/10/2001 của Thủ Tướng Chính phủ về việc tạo điều kiện để Hội Nông dân các cấp tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân và nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo cho 3.240 lượt cán bộ, hội viên nông dân; tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền về An toàn giao thông, phòng chống tội phạm, ma túy... được 51 lớp cho 2.905 lượt hội viên nông dân.
Tổ chức 09 lớp tập huấn Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạo điều kiện để Hội Nông dân các cấp tham gia tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo cho 810 cán bộ, hội viên; Xây dựng và triển khai thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ; Xây dựng 03 mô hình điểm thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg tại thị trấn Hương Sơn - huyện Phú Bình, xã Hóa Thượng - huyện Đồng Hỷ và xã Cù Vân - huyện Đại Từ.
Ngoài ra, Hội Nông dân các cấp còn chủ động lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến Luật hòa giải ở cơ sở và các nghị định hướng dẫn thi hành trong các chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương, trong đó chú trọng thông tin, tuyên truyền về các vụ việc khiếu nại, tố cáo cụ thể đến hội viên, nông dân, đảm bảo việc hòa giải ở cơ sở thực hiện đúng pháp luật, đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của hội viên nông dân.
Trong 3 năm, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức được 2.968 cuộc phổ biến giáo dục pháp luật cho 163.960 lượt cán bộ, hội viên nông dân tham gia học tập; trợ giúp pháp lý được 573 buổi cho 23.081 lượt hội viên nông dân.
Từ năm 2014 đến 31/11/2016, các cấp Hội trong tỉnh đã tiếp nhận 48 đơn thư, khiếu nại, giải quyết 19 đơn thư thuộc thẩm quyền, 29 đơn thư, khiếu nại còn lại chuyển cơ quan chức năng giải quyết theo quy định; hòa giải thành công 101 vụ mâu thuẫn nội bộ nông dân.
Hàng năm, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh thực hiện kiểm tra, giám sát công tác Hội, kết quả kiểm tra tại 09 huyện, thành, thị; 493 lượt cơ sở Hội và 3.089 lượt chi hội.
Các cấp Hội Nông dân từ tỉnh đến cơ sở đều xác định công tác hòa giải ở cơ sở là nhiệm vụ thường xuyên, cấp bách, lâu dài trong công tác Hội. Các đồng chí Ủy viên BTV, Ủy viên BCH tham mưu giúp Thường trực Hội Nông dân tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trong các cấp Hội.
Hàng năm, các cấp Hội tổ chức kiểm tra nắm bắt tình hình khiếu nại, tố cáo, các vụ việc mâu thuẫn trong nội bộ nông dân của từng địa phương để phối hợp với các ngành chức năng giải quyết kịp thời nguyện vọng chính đáng của hội viên nông dân.
Các cấp Hội tiến hành sơ kết đánh giá kết quả thực hiện, rút kinh nghiệm triển khai mở rộng theo hướng, tuyên truyền vận động thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở với việc tổ chức hòa giải tại cơ sở, hạn chế khiếu kiện vượt cấp, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng theo chương trình phối hợp giải quyết các vụ khiếu kiện phức tạp, gay gắt kéo dài.
Hàng năm tổ chức kiểm tra công tác Hội và phong trào nông dân trong toàn tỉnh và các cuộc kiểm tra đột xuất nhằm nắm bắt tình hình công tác, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các cấp Hội và hội viên nông dân.
Từ đó, có hướng giải quyết và chỉ đạo giải quyết, phối hợp giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo, mẫu thuẫn nội bộ nông dân kịp thời, đúng quy định pháp luật ngay từ khi mới phát sinh ở cơ sở, nhất là những vụ việc này sinh trong nội bộ nông dân.
Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các cấp Hội thực hiện đúng quy định pháp luật và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; tăng cường hoạt động quản lý Nhà nước và thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của đơn vị.
Các đồng chí lãnh đạo các cấp Hội là người trực tiếp tiếp hội viên nông dân định kỳ và đột xuất theo Luật tiếp công dân; tổ chức đối thoại, lắng nghe ý kiến của hội viên nông dân, làm cơ sở cho việc chỉ đạo, xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của hội viên nông dân, không để phát sinh mâu thuẫn, khiếu kiện phức tạp, vượt cấp.
Khi có khiếu nại, tố cáo, mẫu thuẫn trong nội bộ nông dân người đứng đầu các các cấp Hội thể hiện tinh thần trách nhiệm, ban hành văn bản xử lý, giải quyết đúng thời hạn, đúng pháp luật, đúng thẩm quyền, nếu không thuộc thẩm quyền phải hướng dẫn và chuyển vụ việc đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định.
Trong những năm qua, Hội Nông dân các huyện, thành phố, thị xã phối hợp với Thanh tra cùng cấp tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp mình trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân.
Những vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc do cơ quan có thẩm quyền giao, liên quan đến hội viên nông dân; những vụ việc do Hội Nông dân chuyển đến, khi tiến hành xem xét giải quyết, cơ quan Thanh tra đã chủ động mời Hội Nông dân cùng cấp phối hợp, cử cán bộ tham gia; những vụ việc không có đại diện Hội Nông dân tham gia thì cơ quan Thanh tra chủ động trao đổi, tham khảo ý kiến của Hội Nông dân về quan điềm xử lý trước khi trình Chủ tịch UBND cùng cấp xem xét, quyết định giải quyết.
Phát huy vai trò của tổ chức chính trị xã hội, nhất là vai trò trong việc tuyên truyền, vận động, giám sát, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã phối hợp với chính quyền, cơ quan công an, cơ quan tư pháp … tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân chấp hành các quyết định và kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo đã được xác định là đúng chính sách, pháp luật.
Hội ND tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Công thương giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, giai đoạn 2014 - 2020.
Sau 03 năm thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở, Hội ND Thái Nguyên đã đạt được những kết quả nhất định, các vụ việc mới phát sinh được giải quyết kịp thời, tình trạng đơn thư tồn đọng, kéo dài giảm; chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo từng bước được nâng lên, hòa giải nội bộ nông dân được giải quyết nhanh chóng, hợp lòng dân góp phần ổn định tình hình chính trị địa phương.