Hội Nông dân xã Phúc An triển khai hiệu quả mô hình điểm Chỉ thị 26
Xã Phúc An là xã vùng 3 đặc biệt khó khăn ở vùng phía đông hồ Thác Bà của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Xã có 9 thôn, 725 hộ với 3.159 nhân khẩu. Tỷ lệ dân tộc Tày, Cao Lan, Dao chiếm hơn 70% dân số riêng dân tộc Dao chiếm 40% dân số
Cơ cấu kinh tế của xã chủ yếu là nông – lâm – ngư nghiệp. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 535,9 tấn; diện tích cây lâm ngư nghiệp đạt 113 ha, cây ăn quả 9,11 ha; diện tích chăn nuôi thủy sản 9,2 ha và 30 lồng cá thả tại hồ Thác Bà; tổng đàn gia súc: 665 con, đàn lượn: 2.700 con, gia cầm có 6.500 con. Năm 2014 toàn xã còn 187 hộ nghèo, chiếm 26% số hộ và 139 hộ cận nghèo, chiếm 19,4% số hộ. Xã có 4/9 làng văn hóa, có 7/9 thôn có hội trường thôn.Toàn xã hiện nay có 7 lớp trung học cơ sở, 15 lớp tiểu học, 7 trường mầm non với 782 học sinh, 61 giáo viên và cán bộ quản lý. Trạm y tế xã có 6 cán bộ, trong đó có 01 bác sỹ, 02 y sỹ, 02 nữ hộ sinh, 01 dược sỹ; tổng số giường bệnh 7 giường. Tỷ lệ hộ dân dùng nước sạch đạt 75%. Đồng bào chủ yếu theo đạo Công giáo, việc thực hiện các nghi lễ tôn giáo được tổ chức đúng Chương trình, mục vụ đã đăng ký với chính quyền xã . Về cơ bản trên địa bàn xã không phát sinh các vụ việc phức tạp, mâu thuẫn kéo dài. Trong năm xã đã tiếp nhận 10 đơn của nông dân, xem xét giải quyết được 10/10 đơn. Toàn xã có 9/9 thôn đều có chi Hội, tổng số 530 hội viên/725 hộ (đạt 73% số hộ), trong năm đã kết nạp mới được 40 hội viên. Hằng năm số gia đình hội viên, nông dân đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa 85%. Đa số hội viên, nông dân có ý thức tự giác chấp hành pháp luật.
Có được những kết quả trên là sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ hội viên, nông dân và xuyên suốt là sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương, trong đó việc xây dựng mô hình điểm theo Chỉ thị 2006/CT/2001- TTg đã giúp người dân hiểu và tin vào chính sách của Đảng và Nhà nước. Năm 2014, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Yên Bái đã lựa chọn và xây dựng mô hình điểm thực hiện Chỉ thị 26 tại xã Phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái theo Kế hoạch số 66/KH-HND ngày 15/5/2014. Thống nhất thành lập Ban chỉ đạo xây dựng mô hình điểm gồm 11 thành viên do Chủ tịch UBND xã Phúc An làm trưởng ban, Chủ tịch Hội Nông dân xã làm phó ban, đại diện các ngành tư pháp, địa chính và các đoàn thể làm thành viên. Hoạt động của mô hình hướng tới là thành lập và tổ chức hoạt động câu lạc bộ “ Nông dân với pháp luật”với 49 thành viên và 41 cộng tác viên. Có thể nói Hội Nông dân xã Phúc An đã nghiêm túc triển khai Kế hoạch và hướng dẫn của Trung ương hội nông dân VN đối với việc xây dựng mô hình thí điểm. Cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện để triển khai các bước và nội dung kế hoạch của trung ương HNDVN. Nội dung và hình thức triển khai thực hiện mô hình thí điểm phú hợp với nhu cầu của người dân và cán bộ xã, Chất lượng các vụ việc hòa giải được nâng lên, không còn vụ việc nào tồn đọng... Hình thức tuyên truyền đa dạng, kết hợp giữa phổ biến giáo dục pháp luật với các hoạt động của Hội, phong trào xây dựng gia đình nông dân văn hóa, thôn văn hóa thu hút được đông đảo hội viên nông dân tham gia. Qua quá trình triển khai, hội viên, nông dân xã Phúc An nâng cao được nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật. Nắm được các nội dung cơ bản của pháp lệnh dân chủ cơ sở, nhất là các nội dung, công việc chính quyền cấp xã phải công khai cho nhân dân biết. Quan tâm tới những nội dung nhân dân được quyền tham gia ý kiến, quyền giám sát và dảm bảo tuân thủ trong khuôn khổ pháp luật, tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, chất lượng hoạt động của tổ chức Hội và đội ngũ cán bộ Hội tham gia xây dựng mô hình được nâng lên rõ rệt, các hoạt động triển khai thực hiện có nề nếp, trọng tâm, trọng điểm tạo nhịp “cầu nối” giữa nông dân với chính sách, pháp luật của Nhà nước, đưa pháp luật dần trở thành thói quen ứng xử văn minh trong đời sống hàng ngày của người dân./.
Hà Linh