Sóc Trăng xây dựng mô hình điểm câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”
14:31 - 28/10/2014
Nhằm thực hiện phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh xây dựng kế hoạch hướng dẫn Hội Nông dân tỉnh xây dựng kế hoạch hướng dẫn Hội Nông dân huyện, thị xã, thành phố tổ chức xây dựng mô hình điểm câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”.

 

 

 Hội Nông dân tỉnh tiến hành khảo sát, chọn điểm thành lập câu lạc bộ. Đây là hoạt động có ý nghĩa quan trong đầu tiên trong quá trình thành lập và đưa câu lach bộ đi vào hoạt động, mô hình này do Hội Nông dân trực tiếp phối hợp với các ban ngành, đoàn thể thực hiện. Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình kinh tế, chính trị, trật tự an toàn xã hội, điều kiện dân trí, mức độ hiểu biết pháp luật của nông dân nông thôn trên địa bàn, tạo tiền đề đề cho việc xây dựng kế hoạch thành lập câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật” phù hợp với thực tế, đáp ứng nhu cầu của cán bộ, hội viên, nông dân.
Dựa trên việc khảo sát chọn xã điểm thì tiêu chí của xã được chọn xây dựng mô hình câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật” phải đáp ứng được sự thống nhất giữa Hội Nông dân các cấp và chính quyền địa phương về chọn điểm xây dựng mô hình câu lạc bộ, xã có khiếu kiện của nông dân liên quan đến các dự án đền bù, thu hồi đất nông nghiệp, giải phóng mặt bằng…hoặc những vấn đến những vấn đề nhạy cảm liên quan đến tôn giáo, dân tộc; được cấp ủy, chính quyền quan tâm tạo điều kiện, cán bộ Hội Nông dân nhiệt tình, năng nổ và có năng lực.  

Về các bước thành lập Ban chỉ đạo và tổ chức ra mắt câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật” bao gồm nhân sự được thống nhất của Đảng ủy, UBND xã và Hội Nông dân các cấp. Ban vận đồng cơ cấu số lượng là 7 đồng chí;ban chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 26 của xã gồm Phó Chủ tịch UBND làm trưởng ban, Chủ tịch Hội Nông dân xã làm phó ban thường trực và số ngành có liên quan như Tư pháp, lực lượng vũ trang; thành viên câu lạc bộ gồm tối thiểu là 30 người. Ban chỉ đạo xã dự thảo kế hoạch hoạt động thực hiện Chỉ thị 26 phù hợp với tình hình thực tế ở cơ sở, giúp Hội Nông dân cơ sở thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và vận động hội viên, nông dân chấp hành pháp luật, tham gia giải quyết mâu thuẫn, vướng mắc trong nội bộ nông dân.  

Đồng thời, các cấp Hội cấp Sổ tay Pháp luật cho nông dân được 22.182 quyển, cung cấp 139.056 tờ rơi pháp luật các loại; Xây dựng được 750/755 điểm đọc báo tại chi Hội; đồng thời hàng năm còn chỉ đạo tổ chức tốt "Hội thi nông dân tìm hiểu pháp luật"  ở 02 cấp, huyện và tỉnh, có hơn 3.000 thành viên tham gia, thu hút trên 10 ngàn lượt người dự. Qua đó huy động sự tham gia của cán bộ, hội viên nông dân trong công tác tuyên truyền phổ biến và vận động chấp hành pháp luật ở nông thôn, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả của mô hình đối với công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở địa phương. 

Nam Thanh

Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp