Hà Nam: Đẩy mạnh việc trang bị kiến thức cho hòa giải viên ở cơ sở
10:22 - 18/09/2014
Vừa qua, ngày 16/9//2014, tại Ủy ban nhân dân xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam, Sở Tư pháp tỉnh Hà nam đã phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Kim Bảng tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác hòa giải ở cơ sở. Dự lớp tập huấn có Đồng chí Đào Đình Tùng - Phó Giám đốc Sở Tư pháp, các đồng lãnh đạo Phòng Tư pháp huyện, lãnh đạo UBND xã. Học viên được triệu tập là Tổ trưởng Tổ hòa giải ở cơ sở, công chức Tư pháp – Hộ tịch và Trưởng Ban Tư pháp các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thi Sơn, tổng số hơn 200 người.
Tại lớp tập huấn, các đại biểu đã được nghe Báo cáo viên pháp luật tỉnh phổ biến các nội dung của Luật hòa giải ở cơ sở; Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở, các quy định của pháp luật đất đai liên quan đến công tác hòa giải ở cơ sở; một số kỹ năng hòa giải ở cơ sở; các quy định của pháp luật về dân sự, hôn nhân & gia đình áp dụng trong hoạt động hòa giải… Phát biểu tại hội nghị đồng chí Đào Đình Tùng - Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh khẳng định việc tập huấn bồi dưỡng kiến thức nhằm giúp các hòa giải viên nâng cao năng lực, hiệu quả giải quyết những mâu thuẫn và tranh chấp nhỏ trong nhân dân, nâng cao hiểu biết pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ cho các hòa giải viên ở sở đồng thời tiếp tục thực hiện hiệu quả Kết luận 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về kết quả thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân “Luật HGOCS sẽ thúc đẩy sự tham gia của toàn xã hội, đặc biệt là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, bảo đảm tính linh hoạt, mềm dẻo, giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong nhân dân ở cơ sở, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho nhà nước và nhân dân”. Vì thế, trong giai đoạn hiện nay, để góp phần khuyến khích thực hiện HGOCS, đồng thời để bao quát hết các trường hợp mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong thực tế cần được HGOCS, Điều 3 Luật HGOCS qui định việc HGOCS được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật, trừ các trường hợp mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, giao dịch dân sự mà theo qui định của pháp luật tố tụng dân sự không được hòa giải; vi phạm pháp luật mà theo qui định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý vi phạm hành chính; mâu thuẫn, tranh chấp khác không được HGOCS theo qui định của pháp luật như tranh chấp đất đai. So với Pháp lệnh, Luật bổ sung qui định chính sách của Nhà nước về HGOCS, trong đó khuyến khích các bên giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng hình thức HGOCS và các hình thức hòa giải thích hợp khác; khuyến khích những người có uy tín trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư tham gia HGOCS và tham gia các hình thức hòa giải thích hợp khác, Nhà nước có chính sách tạo điều kiện, hỗ trợ cho hoạt động HGOCS. Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền nhấn mạnh, “một điểm mới quan trọng so với Pháp lệnh là Luật khẳng định chính sách của Nhà nước phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác HGOCS”.
Gia Duy