Hoà Bình: Một số kết quả thực hiện Tiểu đề án 3 giai đoạn 2009-2012.
Thực hiện công văn số 626 – CV/HNDTW ngày 14 tháng 6 năm 2012 của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc báo cáo tổng kết Tiểu Đề án 3 giai đoạn 2009 – 2012. Ban thường vụ Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình báo cáo tổng kết thực hiện Tiểu Đề án 3 giai đoạn 2009 – 2012 như sau:
Thực hiện Quyết định số: 554/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2009 đến năm 2012”. Hoà Bình đã đẩy mạnh các hoạt động thực hiện Tiểu đề án thiết thực và hiệu quả với các nội dung cụ thể.
Xây dựng, củng cố đào tạo, bồi dưỡng mạng lưới cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nông dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng được quan tâm, tại các lớp đào tạo, bồi dưỡng ở trường Chính trị tỉnh, các trung tâm chính trị huyện, thông qua các môn học về Nhà nước và pháp luật đã đã bồi dưỡng mạng lưới cán bộ làm công tác tuyên truyền cho 1.046 cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, trên cơ sở đó những cán bộ là tuyên truyền viên đi tuyên truyền cho nông dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số được 55 cuộc cho 3.500 hội viên. Thông qua công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, cán bộ làm công tác tuyên truyền đã phát huy hiệu quả về kỹ năng và năng lực tuyên truyền, hội viên vùng sâu, vùng xa và dân tộc thiểu số được hưởng lợi đã được tiếp thu được chủ chương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhân dân nâng cao hiểu biết pháp luật do đó đã chấp hành nghiêm pháp luật ở cơ sở, trật tự an ninh xã hội được ổn định, hạn chế được khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp.
Biên soạn, phát hành các tài liệu pháp luật, tài liệu nghiệp vụ phục vụ cho công tác tuyên truyền PBGDPL.
Trong những năm qua được sự hỗ trợ của Trung ương Hội, Hội Nông dân tỉnh đã cấp cho các cơ sở Hội sổ tay phổ biến pháp luật gồm 10 tập với nhiều nội dung khác nhau đã giúp cho cán bộ, hội viên, nông dân nâng cao hiểu biết về chính sách, pháp luật và nghiệp vụ để thực hiện tốt cho công tác tuyên truyền. Công tác trợ giúp pháp lý cũng được quan tâm và đẩy mạnh, Hội Nông dân phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý của Sở Tư pháp tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động tại các xã có nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa vùng dân tộc thiểu số, trong những năm qua các cấp Hội đã tổ chức tuyên truyền phát hành 98.500 cuốn bản tin công tác Hội, gửi đến 11 huyện, thành phố, 208 cơ sở và 1.931 chi Hội, cấp phát cho các huyện và cơ sở, 478 cuốn sổ tay phổ biến giáo dục pháp luật, 115.786 tờ gấp, 90 băng tuyên truyền về pháp luật do TW Hội Nông dân Việt Nam cấp phát, tổ chức 161 hội nghị, hội thi an toàn giao thông, Thi tuyên truyền viên giỏi về giải quyết khiếu nại, tố cáo, giao lưu hình thức sân khấu hóa về công tác phòng chống tội phạm, ma túy, buôn bán phụ nữ trẻ em, mại dâm, HIV/AIDS, chăm sóc sức khỏe sinh sản....
Xây dựng các mô hình điểm về phát động phong trào chấp hành pháp luật ở nông thôn.
Năm 2008- 2009 được sự hỗ trợ của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình phối hợp với Hội nông dân huyện Lạc Thủy và thành phố Hòa Bình xây dựng mô hình điểm về thực hiện Chỉ thị 26, tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, phường Thịnh Lang và phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình theo đúng nhu cầu, nguyện vọng của hội viên nông dân, được Trung ương Hội Nông dân hỗ trợ tập huấn cho cán bộ hội viên và trang bị cho câu lạc bộ 02 vô tuyến, 02 bộ tăng âm loa đài hàng trăm đầu sách pháp luật, trong quá trình triển khai tỉnh Hội đã giao cho huyện, thành phố phối hợp với phòng Tư pháp, Thanh tra, Tài nguyên và môi trường mở 03 lớp tập huấn trong thời gian 04 ngày cho 195 cán bộ chủ chốt của xã, phường và ban chủ nhiệm các Câu lạc bộ, một số tuyên truyền viên nòng cốt, mở 21 lớp cho 2.100 hội viên nông dân về các Bộ luật, như Luật khiếu nại, tố cáo, Luật hôn nhân và gia đình. Luật Đất đai sửa đổi và pháp lệnh hoà giải ở cơ sở, Quy trình hoạt động của CLB, những chủ trương, chính sách của Đảng, đồng thời lớp học cũng đã tập huấn những kỹ năng, phương pháp tuyên truyền, vận động, thuyết phục công dân, qua tập huấn đã nâng cao nhận thức hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ hội viên nông dân, góp phần ổn định vào việc phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương, ngăn ngừa có hiệu quả các hành vi, vi phạm pháp luật, tạo điều kiện để Hội Nông dân tham gia vào giải quyết khiếu nại, tố cáo, bảo vệ quyền, lơi ích chính đáng và hợp pháp cho nông dân trên địa bàn, đồng thời tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, Chính quyền trong việc thực hiện tốt pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, phối hợp với các cơ quan liên quan nắm chắc tình hình nội bộ của nông dân, tiến hành các biện pháp hoà giải ngay từ cơ sở, giải quyết dứt điểm các đơn thư khiếu nại, tố cáo của nông dân. Phát huy quyền làm chủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên nông dân đồng thời cũng có nghĩa vụ trong việc xây dựng, bảo vệ Đảng, Nhà nước tích cực giúp nhau sản xuất, phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội ở khu dân cư, các hoạt động của Hội Nông dân từ tỉnh, huyện đến cơ sở, chi, tổ hội ngày một phát triển, hoạt động có chiều sâu, vị trí, vai trò đội ngũ cán bộ Hội Nông dân được củng cố và nâng lên, Hội đã khẳng định được vai trò, vị thế của mình trước cấp Ủy, Chính quyền các cấp ở địa phương, các vụ việc phát sinh được giải quyết, tư vấn kịp thời, đúng pháp luật. Mô hình điểm hoạt động đạt kết quả tốt. Ở những xã được chọn chỉ đạo nhận thức về pháp luật của nông dân được nâng lên, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, hoạt động của tổ chức Hội được Đảng, chính quyền và nhân nhân địa phương ghi nhận và đánh giá cao
. Tổ chức phổ biến pháp luật thông qua các hình thức tuyên truyền phổ biến phù hợp với các đối tượng nông dân tại các vùng, miền.
Ngay từ những năm đầu thực hiện Đề án Hội Nông dân tỉnh phối hợp tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho hội viên nông dân, về các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng pháp luật của Nhà nước và quán triệt thực hiện Chỉ thị 26/CP, triển khai Công văn 1502 của Thủ tướng Chính phủ, các chính sách liên quan đến Nông nghiệp, nông dân, nông thôn, để nâng cao hiểu biết và nhận thức cho hội viên nông dân. Quán triệt thông báo 130 của Bộ chính trị cho toàn thể hội viên nông dân về tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo. Kết quả Hội Nông dân các cấp đã tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2009 đến nay là 235.299 lượt hội viên, trợ giúp pháp lý cho 84.641 lượt hội viên, tổ chức được 09 hội thi về luật bảo vệ môi trường,vệ sinh an toàn lao động, Tổ chức trên 137 cuộc giao lưu sân khấu hoá về phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý, HIV, An toàn gao thông, Chăm sóc sứ khỏe sinh sản,Thông qua các hoạt động đó công tác tuyên truyền đã góp phần nâng cao hiểu biết, thay đổi nhận thức, đổi mới tư duy và hành động của hội viên nông dân nhất là vùng sâu, xa, vùng dân tộc thiểu số, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, giảm thiểu khiếu kiện vượt cấp đông người.
Công tác phối hợp với các sở, ngành trên địa bàn tỉnh. Đề án 554 và tiểu đề án 3 chưa được triển khai rộng khắp. Trung ương và tỉnh giao chương trình đề án 554 cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, việc triển khai đến với Hội Nông dân tỉnh và theo ngành dọc của Hội xuống cấp huyện, xã, phường thị trấn chủ yếu là phối hợp với Sở Tư pháp và Trung trâm trợ giúp pháp lý của tỉnh để triển khai thực hiện, tuyên truyền PBGDPL, trợ giúp pháp lý cho vùng sâu, vùng xa vùng dân tộc thiểu số. Do vậy về kinh phí thực hiện không được các cấp quan tâm, mà do kinh phí của các ngành thực hiện.
Duy Nguyễn