Hòa Bình đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật
13:38 - 26/09/2012

Thực hiện Quyết định số: 554/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2009 đến năm 2012”. Thực hiện công văn số 626- CV/HNDTW ngày 14 tháng 6 năm 2012 của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc báo cáo tổng kết Tiểu Đề án 3 giai đoạn 2009- 2012. Ban thường vụ Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình báo cáo tổng kết thực hiện Tiểu Đề án 3 giai đoạn 2009 – 2012  kết quả đạt được như sau:

Về công tác điều hành, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Tiểu đề án 3: Thực hiện Quyết định 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3/2008 của Thủ tướng Chính Phủ; Quyết định số 12/QĐ- BCĐ ngày 13/4/2008 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ đạo đề án; Quyết định số 919/QĐ-UBND ngày 25/4/2008 của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2008 – 2012, xây dựng kế hoạch tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, (gọi tắt là chương trình 37). Với mục tiêu là đưa thông tin pháp luật đến người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các thiết chế văn hóa thông tin cơ sở, thông qua tuyên truyền phổ biến, thông qua trợ giúp pháp lý lưu động để đưa nhanh thông tin pháp luật đến người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số ở xã, thị trấn trong toàn tỉnh.

Kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền PBGDPL đa dạng như: tổ chức hội nghị, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, mở chuyên mục trên đài truyền hình, qua hệ thống loa truyền thanh ở địa phương, qua các câu lạc bộ và đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, thông qua các đêm giao lưu văn nghệ...Ban điều hành đề án  đã tập trung tuyên truyền các văn bản pháp luật như: Luật Hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật Khiếu nại tố  cáo, Luật Giao thông đường bộ, Luật Cán bộ, công chức, Luật Phòng chống bạo lực gia đình... Phối hợp với các ban, ngành của huyện, tỉnh hướng dẫn chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Quy chế công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Làng văn hóa”... Phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội thi “Tìm hiểu Luật Phòng, chống bạo lực gia đình" với 1.260 bài dự thi, qua cuộc thi đã nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên nhất là hội viên ở vùng sâu, xa, vùng dân tộc thiểu số.

Triển khai nhiều hình thức tuyên truyền trực quan, Đội thông tin tuyên truyền lưu động đã tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thông tin lưu động, chiếu phim tuyên truyền phục vụ nhân dân ở cơ sở, lồng ghép tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ, Luật Phòng chống HIV/AIDS, Luật Phòng chống bạo lực gia đình... Ban điều hành đã tổ chức triển khai Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Khiếu nại, tố cáo cho các đối tượng là cán bộ xã, Bí thư chi bộ, trưởng xóm và các ban ngành đoàn thể xóm, tại xã trong toàn tỉnh  các xã thực hiện tốt như xã Thu Phong và xã Tây Phong huyện Cao Phong; xã Đồng Tâm, Thị trấn Chi Nê, xã Khoan Dụ huyện Lạc Thủy; Phường Đồng Tiến, phường Thịnh Lang thành phố Hòa Bình... với tổng số 2576 cuộc cho 167.786 lượt người. Cũng tại hội nghị Ban điều hành đã phát tài liệu và giới thiệu ấn phẩm pháp luật cho các thành phần tham gia hội nghị.

Trong thời gian thực hiện đề án Đội Thông tin tuyên truyền đã tuyên truyền PBPL trong toàn tỉnh được 129 buổi tại các xã, thị trấn bằng các hình thức nghệ thuật và băng zôn, khẩu hiệu thu hút được hơn 3000 lượt người xem.

Trên cơ sở các thiết chế văn hóa thông tin đã có Ban điều hành hướng dẫn, đôn đốc các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch truyên truyền PBGDPL như: Câu lạc bộ nông dân với pháp luật; Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm, Xây dựng tủ sách pháp luật, tăng cường các buổi sinh hoạt về pháp luật tại các nhà văn hóa... Tính đến nay đã thành lập được 47 Câu lạc bộ nông dân với pháp luật và các câu lạc bộ lồng ghép, các câu lạc bộ hoạt động hiệu quả. Tổ chức PBGDPL được 51 Luật, 21 Pháp lệnh, 24 Nghị định, 23 Chỉ thị và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác cho trên 195.600 lượt người nghe. Nội dung tuyên truyền tập trung vào các Luật, Pháp lệnh mới được Quốc hội ban hành từ năm 2008 - 2012.

Đặc biệt là các văn bản QPPL thiết thực phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng ở địa phương và nhu cầu tìm hiểu pháp luật  của cán bộ và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh như: Luật Đất đai (sửa đổi), Luật khiếu nại, tố cáo, Luật Giao thông đường bộ, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, các văn bản pháp luật về thuế, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Phòng, chống tham nhũng, Bộ luật Dân sự, Bộ Luật hình sự, Luật Thi hành án dân sự, Luật Trợ giúp pháp lý, Luật Thanh niên, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực trong gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình, Pháp lệnh Người có công, Nghị định số 132 của Chính phủ về tinh giản biên chế...Từ đó góp phần nâng cao kiến thức pháp luật cho người dân ở nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay.
                                                                        Diệu Hân

Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp