Lai Châu: Tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật
10:00 - 21/09/2012
Những năm qua, với đặc điểm khó khăn của tỉnh miền núi và trình độ dân trí nói chung, trình độ hiểu biết pháp luật của nhân dân nói riêng còn thấp, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật luôn được các cấp Hội Nông dân trong tỉnh quan tâm.

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL hình thức phổ biến được Hội Nông dân tỉnh luôn đổi mới thông qua các hội nghị, hội thi, lồng ghép vào các cuộc họp, sinh hoạt chi Hội. Chủ động phối kết hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh như: Công an, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Bộ Chỉ huy Quân sự, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch… ký kết nhiều Chương trình phối hợp và văn bản chỉ đạo Hội Nông dân các huyện, thị xã thực hiện theo Kế hoạch của tỉnh Hội đề ra góp phần thực hiện Chỉ thị số 04 của Tỉnh uỷ Lai Châu; trong hÖ thèng tæ chøc Héi N«ng d©n từ tỉnh đến cơ sở đã có sự chuyển biến rõ nét về nhận thức cũng như ý thức chấp hành pháp luật. Đối tượng ưu tiên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục là cán bộ, hội viên, nông dân nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, những nơi nhạy cảm, khu vực đền bù, giải toả, các điểm di dân tái định cư…

Nội dung cơ bản phổ biến những quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đất đai, Bộ Luật Dân sự, Luật Hôn nhân Gia đình, Luật Giao thông Đường bộ; các chính sách bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn, nông dân, công tác phòng chống ma tuý, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, phòng chống HIV/AIDS; khiếu nại, tố cáo, công tác hoà giải ở cơ sở… và các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan chức năng.

Đội ngũ làm công tác PBGDPL luôn được Hội Nông dân tỉnh kiện toàn, bồi dưỡng nghiệp vụ. Đến nay trong hệ thống tổ chức Hội đã có 172 báo cáo viên, cộng tác viên. Trong đó tỉnh Hội 02 đồng chí, huyện, thị Hội 07 đồng chí và 163 đồng chí là cộng tác viên ở cơ sở Hội.

Các tài liệu pháp luật và các điều kiện hỗ trợ cần thiết khác luôn được Trung ương Hội, tỉnh cung cấp và bổ sung hàng năm, do đó công tác PBGDPL của Hội triển khai nhiều thuận lợi. Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đó biên soạn, phát hành và cung cấp cho các tỉnh, thành Hội Sổ tay phổ biến pháp luật cho nông dân đến tập 10, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ thiết thực của nông dân như: Luật Đê điều năm 2007; Nghị định số 129/2007/NĐ-CP ngày 02/8/2007 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về đê điều; Tư vấn pháp luật về dân sự, hình sự; Luật Đất đai năm 2003, tư vấn về pháp luật Hôn nhân gia đình, tư vấn về pháp luật Khiếu nại, Tố cáo; Hỏi đáp về pháp luật Thủy sản và bảo vệ, phát triển rừng, Hỏi đáp về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Tìm hiểu một số qui định của pháp luật về viên chức, an toàn thực phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; Luật An toàn thực phẩm; Tư vấn về pháp luật dân số; Luật Tố tụng hình sự…

Hình thức phổ biến thông qua việc tổ chức Hội thi, hội nghị tại cơ quan, hội nghị tập huấn, tuyên truyền miệng lồng ghép vào các buổi sinh hoạt chi Hội. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, cuốn Thông tin Nông dân Lai Châu phát hành 04 số/ năm gửi đến 100% chi Hội trên địa bàn tỉnh, thông qua phát hành tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền Luật Giao thông Đường bộ, tuyên truyền bảo vệ môi trường… Hình thức thi sân khấu hoá được Hội Nông dân áp dụng để tuyên truyền mang lại hiệu quả cao với các nội dung đa dạng hợp với bản sắc văn hoá của địa phương và dân tộc như: Hội thi Tuyên truyền viên nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Cuộc thi Nông dân với an toàn giao thông năm 2009 đã có 6/7 huyện, thị tham gia. Các phần thi cũng hết sức phong phú đòi hỏi hội viên, nông dân ngoài việc nắm chắc kiến thức pháp luật còn phải kiên trì tập luyện để truyền tải những nội dung pháp luật một cách hấp dẫn, thuyết phục. Đặc biệt các tiểu phẩm do hội viên, nông dân tự biên, tự diễn trên cơ sở tình hình vi phạm pháp luật về an toàn giao thông, môi trường tại địa phương, qua đó vừa PBGDPL hiệu quả, vừa tạo phong trào thi đua tìm hiểu pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật, thu hút đông đảo hội viên, nông dân tham gia.

         Qua 4 năm triển khai và thực hiện Đề án ''Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2009 đến năm 2012” Lai Châu đã nâng cao thêm nhận thức mới và ý thức chấp hành pháp luật đối với cán bộ, hội viên và nông dân trong toàn tỉnh, nhất là người dân nông thôn và đồng bào bào dân tộc thiểu số. Góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. 

                                                                       Xuân Thu

Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp