Nghệ An đa dạng các hình thức TTPL cho nông dân
10:16 - 27/08/2012
Để nâng cao nhận thức pháp luật và dần hình thành ý thức chấp hành PL cho cán bộ, hội viên, nông dân trên địa bàn tỉnh, hàng năm, HND tỉnh chỉ đạo các cấp Hội xây dựng kế hoạch tuyên truyền PL, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc đa dạng các hình thức TTPL sao cho phù hợp với nông dân để triển khai đến cơ sở, chi, tổ Hội.

Nội dung tuyên truyền là các văn bản pháp luật của Nhà nước, những bộ luật, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn tỉnh như: Luật đất đai và các chính sách liên quan đến đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng cũng như chính sách thu hồi, đền bù đất nông; Luật hôn nhân và gia đình; Luật dân sự; Luật hình sự; Luật khiếu nại tố cáo; Luật Thủy sản; Bình đẳng giới; Phòng chống ma túy, chống hủ tục lạc hậu, pháp lệnh thuế nông nghiệp, chính sách dân tộc về bình đẳng giới, hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình… Các hình thức chủ yếu TTPBPL được các cấp Hội áp dụng là: Thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội các cấp với số lượng 30 lớp; lồng ghép nội dung vào các lớp tập huấn công tác Hội, dạy nghề chuyển giao tiến bộ kỹ thuật hàng năm cho nông dân hơn 250 lớp; Thông qua bản tin  tiếng nói Nhà nông hàng tháng của Hội để phổ biến các văn bản pháp luật; Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng  như báo Nghệ An, truyền hình Nghệ An… để tuyên truyền giáo dục pháp luật; Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho hội viên nông dân như cuộc thi nhà nông đua tài, tìm hiểu về an toàn giao thông, cuộc thi thôn nữ duyên giáng; Thông qua sinh hoạt câu lạc bộ nông dân với pháp luật, sinh hoạt chi tổ hội để tuyên truyền giáo dục pháp luật      

Hoạt động biên soạn, phát hành các tài liệu pháp luật, tài liệu nghiệp vụ phục vụ cho công tác TTPBPL cho nông dân cũng được tích cực đẩy mạnh. Biên soạn, cung cấp các loại tài liệu tuyên truyền PL đến cán bộ, hội viên, nông dân như: Sách pháp luật (cẩm nang, sách hỏi đáp), tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng, tờ rơi, tờ gấp với các nội dung khiếu nại tố cáo, luật đất đai, luật hôn nhân và gia đình, luật dân sự, luật hình sự, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống mỹ cứu nước, quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, các chính sách về vay vốn từ quỹ cho vay giải quyết việc làm, hỏi đáp về pháp luật thủy sản và bảo vệ phát triển rừng, cẩm nang tư vấn pháp luật, sổ tay phổ biến pháp luật cho nông dân, cẩm nang tổ chức và điều hành hoạt động của câu lạc bộ nông dân với pháp luật, tờ gấp tờ rơi về tiêu chí nông thôn mới các tiêu chí về hàng vệ sinh an toàn thực phẩm, DVD về những mẫu chuyện nhà nông với pháp luật,…Đã có hơn 95000 tờ gấp, tờ rơi, hơn 700 cuốn sách cẩm nang pháp luật và sách hỏi đáp pháp luật và hơn 200 DVD đã đến với nông dân.

Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng và phát triển được 21 câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”, xây dựng mô hình “Vận động nông dân chấp hành pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản”… ở 16 huyện, thành thị. Thông qua các mô hình câu lạc bộ, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Hội Nông dân huyện và Hội Nông dân xã nắm tình hình KT -XH và nhận thức pháp luật, chấp hành pháp luật tại nơi được chọn để tổ chức học tập, tuyên truyền PBGDPL. Tổ chức học tập pháp luật cho hội viên nông dân và người dân nông thôn. Tuyên truyền, phổ biến và vận động chấp hành pháp luật ở nông thôn cho người dân; Tìm hiểu thông tin, nắm bắt các khó khăn để vận động giúp đỡ các hộ dân tháo gỡ trong quá trình thực hiện. Các câu lạc bộ hoạt động theo quy chế và được đánh giá rút kinh nghiệm để duy trì cũng như khả năng nhân rộng mô hình thí điểm. Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Hội Nông dân huyện đôn đốc, kiểm tra thường xuyên các hoạt động thực hiện tiểu đề án tại các xã có xây dựng câu lạc bộ và mô hình điểm. Hầu hết các cơ sở có Câu lạc bộ Nông dân với pháp luật đều ổn định tình hình an ninh, trật tự nông thôn.

          Thông qua các hình thức tuyên truyền PL đa dạng, thiết thực, các chủ trương, chính sách PL của Đảng và Nhà nước đã đến đựơc đông đảo nông dân nông thôn. Tỷ lệ hội viên, nông dân trên địa bàn được tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đạt 25%. Tỷ lệ cán bộ Hội Nông dân các cấp, cán bộ tư vấn pháp luật của Hội, đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở được bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền đạt 55,7%. Nhận thức và ý thức chấp hành PL của cán bộ, hội viên, nông dân đã từng bước được nâng lên, các vụ vi phạm PL tại địa phương giảm đáng kể, khiếu kiện được hạn chế, tình hình an ninh chính trị trật tự xã hội địa phương được ổn định.

 

             Phương Anh

Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp