Hà Nam: Nâng cao tầm quan trọng của công tác tuyên truyền
10:46 - 15/08/2012
Xác định công tác tuyên truyền giáo dục là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên, nhiệm kỳ 2008- 2013, các cấp Hội ND tỉnh Hà Nam đã tập trung tuyên truyền các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương

Thi hành Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam, Ban chấp hành các cấp Hội quan tâm chỉ đạo công tác kiểm tra, giúp cho việc đánh giá, thúc đẩy và kịp thời chỉ đạo các nhiệm vụ công tác hội. Ban Thường vụ Hội Nông dân các cấp chủ động xây dựng chương trình công tác kiểm tra, hàng năm tổ chức được 424 cuộc kiểm tra, trong đó cấp tỉnh 4 cuộc, cấp huyện 28 cuộc; đã kiểm tra 5440 đơn vị/ năm. Sau mỗi cuộc kiểm tra cơ bản có văn bản thông báo đến Ban thường vụ cấp kiểm tra và cấp ủy cùng cấp về mặt mạnh, yếu của đơn vị được kiểm tra.

 

Công tác kiểm tra đã đổi mới về nội dung cụ thể đến từng cuộc kiểm tra, ngoài việc kiểm tra theo quy định của Điều lệ Hội, tăng cường kiểm tra chuyên đề,  kiểm tra việc khắc phục tồn tại trong việc thực hiện kết luận kiểm tra trước, kiểm tra các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của tỉnh như: xây dựng nông thôn mới, kiểm tra  xây dựng các mô hình điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội, …, kiểm tra việc quản lý các nguồn vốn quỹ….. Hình thức kiểm tra đa dạng: kiểm tra theo đoàn của Ban thường vụ, kiểm tra của từng ủy viên Ban chấp hành….Thông qua kiểm tra đã giúp cho BTV Hội các cấp có biện pháp chỉ đạo nhằm hạn chế tồn tại và tổ chức thực hiện các phong trào nông dân hiệu quả, góp phần xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.

 

Công tác kiểm tra nhiệm kỳ qua đã góp phần tích cực vào việc thực hiện Nghị quyết đại hội và thực hiện có hiệu quả pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ, hội viên, nông dân. Góp phần hạn chế đơn thư vượt cấp, điểm nóng phát sinh; ổn định an ninh trật tự ở các địa phương, tham gia xây dựng nông thôn mới.

 

 

Công tác tuyên truyền, giáo dục của hội trong thời gian qua đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chính trị của cán bộ, hội viên nông dân trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, quy định của địa phương… đặc biệt là chủ trương, chính sách liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn và phong trào xây dựng nông thôn mới…Chính vì vậy đã có tác động tích cực trong việc phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, giữ vững an ninh chính trị nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.

 

Các cấp Hội trong tỉnh chủ động phối hợp để thực hiện chương trình phối hợp với các ngành: quân sự, công an để tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên nông dân về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự, Pháp lệnh dân quân tự vệ, làm tốt công tác hậu phương quân đội, giáo dục ý thức cảnh giác cách mạng, chủ động đập tan “âm mưu diễn biến hoà bình”, “bạo loạn lật đổ”  của các thế lực thù địch, nhất là âm mưu lợi dụng tôn giáo, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

 

Hội ND Hà Nam đã tham mưu cho cấp ủy các cấp để tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 26- CT/TTg/2001 của Thủ tướng Chính. Chủ động và phối hợp với các ngành trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho trên108.000 lượt hội viên, nông dân/ năm, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho 4100 lượt hội viên, nông dân. Hàng năm tổ chức Hội đã tham gia hòa giải trên 600 cuộc, tỷ lệ hòa giải thành đạt 85 %. Chủ động, tích cực tham gia cùng UBND các cấp tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của nông dân, hội viên; hàng năm các cấp hội tiếp nhận 235 đơn thư, trong đó thuộc thẩm quyền Hội là 3 đơn, đã giải quyết 100% đảm bảo đúng quy trình, được hội viên đồng tình. Các đơn thư thuộc thẩm quyền chính quyền các cấp được gửi đến các cơ quan giải quyết, đạt trên 90%.

 

Đến nay toàn tỉnh thành lập được 380 Câu lạc bộ Nông dân với pháp luật( CLBNDPL), với  20900  thành viên tham gia. 100% các Cơ sở Hội trong tỉnh thành lập được ít nhất 1 CLBNDPL, trong đó các xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011- 2015 có trên 70% số chi hội thành lập được CLBNDPL. Thông qua hoạt động của các CLB đã góp phần tích cực vào việc tuyên truyền, tư vấn pháp luật, nắm bắt tâm tư, đề nghị của Nông dân và thông qua đó các cấp Hội giám sát chính quyền trong việc thực hiện các chủ trương chính sách của đảng, pháp luật Nhà nước tại địa phương.

 

Hàng năm, các cấp hội xây dựng mô hình điểm cấp cơ sở để chỉ đạo, nhân rộng, trong đó Trung ương Hội tạo điều kiện kinh phí xây dựng 4 mô hình điểm thực hiện Chỉ thị 26 và tuyên truyền pháp luật đến nông dân. Thông qua xây dựng mô hình chỉ đạo giúp cho đội ngũ cán bộ hội từ cơ sở đến tỉnh hiểu các nội dung, phương pháp tổ chức Hội tham gia việc tiếp dân, tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.

 

Nhờ vậy, góp phần vào việc ổn định tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững và ổn định. Thông qua đó làm cho nông dân tin tưởng chủ trương, đường lối chính sách đổi mới của Đảng, sự quản lý điều hành của Chính quyền địa phương.

 

 

Hạnh Hoa

 

Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp